Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử
Tính chất hoá học của HCl
Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính khử của HCl, cũng như đưa ra các nội dung tính chất hóa học của HCl. Từ đó bạn đọc vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập tương tự liên quan.
Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử?
A. HCl + NaOH → NaCl + H2O
B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. NH3 + HCl → NH4Cl
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Phản ứng HCl đóng vai trò là chất khử
MnO2 + 4H−1Cl→ MnCl2 + 0Cl2 + 2H2O
Đáp án C
Tính chất hoá học của hydrochloric Acid
Dung dịch HCl có đầy đủ tính chất của một acid mạnh
1. Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
2. HCl tác dụng với kim loại
HCl tác dụng kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí hydrogen
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2↑
2HCl + Mg → MgCl2 + H2↑
3. HCl tác dụng với oxide kim loại
HCl tác dụng oxide kim loại tạo thành muối và nước
6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O
Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
4. HCl tác dụng với base.
HCl tác dụng base dung dịch hoặc base rắn tạo thành muối và nước
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
2HCl + 2NaOH → 2NaCl + H2O
2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + 2H2O
5. HCl tác dụng với muối
Hydrochloric Acid còn có thể tác dụng với muối, tạo ra muối mới và acid mới.
Điều kiện để phản ứng xảy ra là acid tạo ra phải yếu hơn HCl, sản phẩm có kết tủa hoặc tạo ra chất khí bay lên. Phương trình phản ứng như sau:
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3
6. HCl tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa
Ngoài tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H2, HCl còn đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, ...
6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl
A. CuO.
B. NaOH.
C. Fe.
D. Ag.
Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng được với HCl.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
HCl + NaOH → NaCl + 2H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Ag không phản ứng
Câu 2. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hóa
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B. Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + 2H2O
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Câu 3. Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu sau đây
A. NaOH, Na2CO3, AgNO3
B. Na2CO3, Na2SO4, KNO3
C. KOH, AgNO3, NaCl
D. NaOH, Na2CO3, NaCl
Câu 4. Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HBr
B. HI
C. HCl
D. HF.
HF có khả năng ăn mòn thủy tinh.
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
SiO2 là thành phần chính của thủy tinh.
Câu 5. Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là
A. HCl
B. HI
C. HBr
D. HF
Sự tăng kích thước và số lượng electron trong phân tử từ HF đến HI làm tăng tương tác van der Waals giữa các phân tử.
Phân tử HI có tương tác van der Waals lớn nhất.
------------------------------------------