Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Chuột Chít Khoa Học Tự Nhiên lớp 9

Phễu, phễu chiết và bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì?

Câu hỏi 1 trang 8 KHTN 9 Kết nối tri thức:

Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

3
3 Câu trả lời
  • Bé Heo
    Bé Heo

    Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh. Cần lưu ý cầm, nắm cẩn thận vì thủy tinh rất dễ vỡ

    0 Trả lời 21 giờ trước
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      - Phễu, phễu chiết, bình cầu trong thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh.

      - Lưu ý khi sử dụng phễu:

      + Cần đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên dụng cụ để hứng như chai, lọ, bình tam giác, bình cầu...

      + Khi rót chất lỏng vào phễu để lọc nên lưu ý đừng để chất lỏng bắn lên, không được đổ chất lỏng đầy phễu sẽ khiến phễu dễ bị nghiêng làm chất lỏng tràn ra ngoài. Nên để chất lỏng ít nhất cách miệng giấy lọc khoảng 1 cm.

      + Không sử dụng các vật sắc nhọn làm hỏng bề mặt của phiễu, nếu muốn rửa các chất bẩn bám trên thành phiễu thì có thể dùng axit oxalic loãng.

      + Khi sử dụng tránh đổ vỡ, tránh bị thương vì toàn bộ phễu được làm từ thủy tinh.

      - Lưu ý khi sử dụng phễu chiết:

      + Chú ý khi rót chất lỏng vào phễu cần rót từ từ, tránh trường hợp chất lỏng bắn lên có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc với nó.

      + Không đổ chất lỏng đầy phễu, nên để bề mặt chất lỏng cách phễu ít nhất 1 cm để tạo khoảng không, giảm áp lực lên phễu.

      - Lưu ý khi sử dụng bình cầu:

      + Vệ sinh bình cầu sau khi sử dụng bằng chổi rửa chuyên dụng.

      + Bảo quản bình cầu bằng cách để đứng sản phẩm trên khay hoặc giá đỡ bình cầu để tránh bể vỡ (đặc biệt là bình cầu đáy tròn không đứng được trên bề mặt phẳng, từ đó dễ bể vỡ hoặc mẻ miệng nếu như không bảo quản đúng cách).

      + Sử dụng bếp chuyên dụng cho bình cầu để nhiệt độ khi đun được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Theo dõi nhiệt độ bếp đun bằng nhiệt kế và điều chỉnh cho phù hợp dựa vào độ sôi của từng loại dung dịch.

      + Dùng kẹp cổ bình cầu để nối và cố định nhám nối giữa các sản phẩm, từ đó bảo đảm an toàn cho quá trình thí nghiệm.

      0 Trả lời 21 giờ trước
      • Bảnh

        Khoa Học Tự Nhiên

        Xem thêm