Phiếu bài tập Vật lý 6: Đo thể tích

Phiếu bài tập Vật lý 6: Đo thể tích là tài liệu môn Vật lý lớp 6 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các dạng Bài tập Vật lý chương 1 lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 6: ĐO THỂ TÍCH

A. Đo thể tích chất lỏng

Câu 1. Hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng chứa gần đầy trai 1 lít.

A. Bình 1000 ml có vạch chia tới 10 ml

B. Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml

C. Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml

D. Bình 1000 ml có vạch chia tới 2 ml

Câu 2. Nam dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm3 để đo thể tích nước ngọt đựng trong 1 chai nước ngọt và đọc được kết quả đúng. Đáp án nào sau đây là kết quả của Nam :

A. 299,15 cm3                 C. 299,3 cm3

B. 299,2 cm3                   D. 299,5 cm3

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng

Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. Thể tích lớn nhất mà bình có thể chứa.

B. Thể tích chất lỏng lớn nhất mà bình có thể chứa.

C. Độ lớn của hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

D. Số đo thể tích lớn nhất ghi trên bình

Câu 4. Chọn câu trả lời sai

Một bình chứa hai lít nước. Đổ thêm vào bình 0,5 lít, thể thích của nước chứa trong bình lúc này là:

A. 2,5 lít                C. 25 cm3                B.2,5 dm3             D. 2500 cm3

Câu 5. Chọn câu trả lời đúng

Hãy xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ (BCĐ) có giới hạn đo (GHĐ) là 200 ml và gồm 20 vạch chia liên tiếp:

A. 10 ml                             C. 10 cc

B. 2 ml                               D. Cả A và C đều đúng

Câu 6. Chọn đáp án đúng. Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ hết 18 khối nước (1 khối = 1 m3). Số lít nước nhà em tiêu thụ mỗi tháng là:

A. 18.000 lít                      B. 1.800 lít

C. 180 lít                          D. 18 lít

Câu 7. Chọn câu trả lời sai

Gia đình Nam có 4 người, mỗi ngày tiêu thụ trung bình 0,1 m3 nước mỗi ngày. Thể tích nước nhà Nam tiêu thụ hết trong một tháng là;

A. 12 m3                                   B. 12.000 dm3

C. 12.000 lít                             D. 1.200 lít

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng

Một hộp nhựa hình lập phương có cạnh 2 cm. Nếu đổ đầy nước vào hộp thì thể tích nước là:

A. 2 cm3                      C. 8 cm3

B. 8 ml                          D. Cả B và C đều đúng

Câu 9. Chọn âu trả lời sai

Một hồ bơi có chiều rộng 5 m, dài 20 m, cao 1,5 m. Thể tích nước mà hồ bơi có thể chứa được nhiều nhất là:

A. 150.000 dm                      C. 150.000 lít

B. 150 lít                              D. 150 m

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng

Bể nước nhà Mai còn 1 m3 nước. Bố Mai đố Mai đổ hết vào một thùng phuy hình trụ có tiết diện là 200 dm3 thì thùng phải có chiều cao tối thiểu là bao nhiêu? Em hãy giúp Mai tìm ra câu trả lời đúng.

A. 5 dm                          C. 500 cm

B. 50dm                         D. 5 m

Câu 11. Chọn câu trả lời đúng.

Một bồn chứa nước hình trụ có thể chứa được tối đa 942 lít nước. Độ cao của thùng là 1,2 m. Bán kính của đáy thùng là:

A. 25 cm                                     C. 1 m

B. 50 cm                                    D. 5 m

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng

Một trái khinh khí cầu chứa đầy khí hiđrô. Biết đường kính của khinh khí cầu là 4 m. Thể tích của khí hiđrô chứa trong khinh khí cầu là:

A. 33,5 m3                       C. 267,9 m3

B. 33,5 lít                        D. 267,9 lít

Câu 13. Chọn câu trả lời đúng

Trong phòng thí nghiệm để đo thể tích chất lỏng chính xác đến từng milimét khối ta phải dùng.

A. Ca đong có GHĐ là 0,05 dm3

B. Chai nước uống tinh khiết tương đương 1 xị

C. Bình chai độ có ĐCNN là lớn hơn 1 mm3

D. Bình chai độ có ĐCNN là 1 mm3 hay nhỏ hơn.

Câu 14. Chọn câu trả lời đúng

Khuyết điểm của một bình chia độ do em tự làm là:

A. Động tác chia giai đo dễ tạo nên sai số

B. Giai đo không được chuẩn

C. Kết hợp hai câu trên

D. Cả ba câu đều sai

B. Đo thể tích vật rắn

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng

Để đo thể tích của một trái dưa hấu lớn hơn miệng bình chia độ đã có trong phòng thí nghiệm thì ta dùng:

A. Bình chia độ

B. Bình tràn

C. Kết hợp bình tràn với bình chia độ

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 2. Tìm từ thích hợp điền vào ô trống

Thể tích của một vật rắn bất kì không thầm nước có thể đo được bằng cách thả chìm vật

đó vào ………….. đựng trong bình chia độ ………… của phần chất lỏng tăng lên ……….thể tích của vật.

A. Nước, thể tích, lớn hơn

B. Chất lỏng, thể tích, bằng

C. Rượu, thể tích, bằng

D. B và C đều đúng

Câu 3. Một bình nước chứa 100 ml, khi bỏ vào bình một viên bi thuỷ tinh thì nước dâng lên 150 ml. Thể tích viên bi là:

A. 150 cm3                          C. 0,15 cm3

B. 50 cm3                            D. Cả A và C đều đúng

Câu 4. Chọn câu trả lời sai

Thả một viên bi sắt có bán kính 1 cm vào một bình chia độ. Thể tích nước dâng lên là.

A. 4,19 ml                                B. 4,19 cm3

C. 41,9 cm3                             D. 4,19 cc

Câu 5. Chọn câu trả lời đúng

Một bình chia độ có GHĐ là 100 ml. ĐCNN là 5 ml. Thể tích nước trong bình hiện có 60 ml. Có thể đo các vật rắn có thể tích trong khoảng:

A. 45 cm3 đến 100 cm3

B. 5 cm3 đến 45 cm3

C. 5 cm3 đến 40 cm3

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng

Một bình chia độ hình trụ có độ cao tới vạch lớn nhất là 20 cm và có giới hạn đo là 100 ml. Tiết diện của bình là:

A. 5 mm

B. 5 cm

C. 5dm

D. 5m

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng

Một hồ bơi có chiều rộng 5m, cao 1,5m, dài 20m chứa 100 m3 nước. Người ta thả vào hồ một khúc gỗ hình chữa nhật. Biết rằng khúc gỗ chỉ chìm 2/3 dưới nước. Thể tích của khúc gỗ tối đa để nước không tràn ra ngoài là:

A. 15 m3                        C. 50m3

B. 25 m3                        D. 75m3

Câu 8. Chọn câu trả lời sai.

Một quả bóng đá bán kính là 12 cm. Thể tích quả bóng là: (Lấy π = 3,14)

A. 7234,56 cm3                   C. 7,23456 lít

B. 7,23456 dm3                   D. 7,23456 ml

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng

Để đo thể tích của quả bóng nhựa đặc bạn Linh đã dùng một vật nặng để kéo cho quả bóng chìm trong một bình tràn. Vật nặng chiếm thể tích 125 cm3. Thể tích nước tràn ra là 650 cm3. Thể tích quả bóng là:

A. 125 cm3                            C. 525 cm3

B. 650 cm3                            D. 725 cm3

Câu 10. Chọn câu trả lời sai

Để đo thể tích của một đồng năm ngàn bằng kim loại. Bạn Nga đã bỏ vào bình chia độ đang chứa nước 10 đồng kim loại đó. Thể tích nước dâng lên trong bình là 3 ml. Thể tích mỗi đồng kim loại đó là:

A. 2,25 dm3

B. 2,25 cm3

C. 2,25 cc

D. 0,225 cc

Câu 11. Chọn câu trả lời đúng

Người ta đổ 1 ít đường vào nước. Thấy thể tích nước dâng lên là 5 cm3. Thể tích của đường phần đường đã đổ vào nước là:

A. 5 cm3

B. Lớn hơn 5 cm3

C. Nhỏ hơn 5 cm3

D. Nhỏ hơn 5 ml

Câu 12. Chọn câu trả lời đúng

Nam có 2 hộp nhựa hình lập phương (có thể chìm hoàn toàn trong nước). Hộp (I) có cạnh A, khi thả hộp vào bình tràn, thể tích nước tràn ra là 125 cm3. Khi thả hộp (II) vào thể tích nước tràn ra là 15,625 cm3. Cạnh của hộp (II) có kích thước là:

A. 4 a

B. 3 a

C. 2 a

D. 0,5 a

Câu 13. Chọn câu trả lời đúng

Bạn Thuỷ bỏ vào bình tràn một quả cầu rỗng ruột được thông với bên ngoài qua một lỗ tròn nhỏ. Biết bán kính ngoài của quả cầu là 5 cm và bán kính trong là 4 cm. Thể tích nước tràn ra là:

A. 64 cm3

B. 125 cm3

C. 61 cm3

D. 255,4 cm3

Ngoài Phiếu bài tập Vật lý 6: Đo thể tích, mời các em học sinh tham khảo thêm các bài giải bài tập SBT và các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
1 423
Sắp xếp theo

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm