Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp học thông qua chơi

Học thông qua Chơi là cách tiếp cận giáo dục giúp các em học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Mục tiêu học tập được kết nối với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của các em học sinh.

Dưới đây VnDoc.com xin gửi đến bạn đọc tài liệu Hướng dẫn tìm hiểu về Phương pháp Học thông qua chơi một cách chi tiết và dễ hiểu.

Khái niệm, nguyên tắc và các loại hình của phương pháp học thông qua chơi

I. Thế nào là học thông qua chơi?

Học thông qua Chơi được hiểu theo nghĩa rộng là hướng tiếp cận giáo dục, ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Chơi mang tính giáo dục khi nó vui vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và có tương tác xã hội (Zosh, 2018).

II. Năm đặc điểm học thông qua chơi

5 nguyên tắc của Học thông qua chơi: vui vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và có tương tác xã hội.

Các nguyên tắc của Học thông qua Chơi có thể được thể hiện ở mức độ khác nhau trong một hoạt động và không nhất thiết hoạt động học nào cũng phải hội tụ đủ cả 5 nguyên tắc trên. Tuy nhiên, năm nguyên tắc này sẽ giúp giáo viên phát triển kế hoạch bài học hướng đến một lớp học nên vui vẻ, khuyến khích học sinh giao tiếp tích cực, giao nhiệm vụ để học sinh chủ động tham gia và có cơ hội trải nghiệm thông qua việc áp dụng các kỹ thuật mang tính sáng tạo.

Nguyên tắc 1: Vui vẻ

Với học thông qua chơi, giáo viên có thể tạo ra sự vui vẻ bằng các hoạt động tập thể, lồng ghép những bài hát hoặc nhảy để hâm nóng bầu không khí; càng tuyệt vời hơn khi qua việc tạo những thử thách khó để học sinh thể hiện bản thân, giáo viên có thể thúc đẩy sự phấn khích, tự hào và tham gia tích cực của các em. Đối với hình thức học trực tuyến, giáo viên có thể áp dụng các công cụ tạo tương tác ví dụ như câu hỏi Kahoot! Hơn thế nữa, không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng có thể thử áp dụng ngay tại nhà để tạo ra những thử thách thú vị!

Nguyên tắc 2: Tương tác xã hội

Một hoạt động mang tính tương tác xã hội là hoạt động được thiết kế để tạo điều khiện cho học sinh có cơ hội tương tác với nhau; cùng với đó, giáo viên định hướng cách tương tác để học sinh phát triển những kỹ năng cần thiết. Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật đặt câu hỏi mở hoặc tạo Thói quen tư duy: Thấy – nghĩ – tự hỏi trong quá trình học trực tuyến và trực tiếp (tham khảo những kỹ thuật này trong link video ví dụ áp dụng kỹ thuật câu hỏi mở và thói quen tư duy tại lớp học).

Nguyên tắc 3: Tham gia tích cực

Với hoạt động Học thông qua Chơi, học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập, thể hiện qua việc các em say sưa và tập trung cao độ vào hoạt động học tập. Khi đó, các em sẽ học một cách chủ động, hăng say và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Một gợi ý là giáo viên có thể kết hợp các hoạt động thú vị như truy tìm kho báu tam giác trong lớp (hoặc với bố mẹ tại nhà) khi các con học môn toán.

Nguyên tắc 4: Có ý nghĩa

Hoạt động giáo dục mang tính có ý nghĩa khi những tiết học có tính ứng dụng cao đối với trẻ, có thể liện hệ những điều được học với trải nghiệm cuộc sống sống hàng ngày. Ví dụ như trong môn toán, 3 + 5 = 8 chỉ mang tính lý thuyết đối với trẻ 6 tuổi khi chỉ sử dụng các con số và ký hiệu; tuy nhiên, nếu hỏi còn bao nhiêu quả trứng trong rổ, sau khi khi lấy một quả trứng gà ra và thêm quả trứng vịt vào, trẻ có thể hiểu "+" nghĩa là gì và những con số đại diện cho điều gì. Bởi vì có 1 sự liên hệ trừu tượng của các con số và ký hiệu với một thứ các em đã biết: trứng.

Tương tự như vậy đối với môn tự nhiên xã hội hoặc tiếng Việt, học sinh sẽ có động lực và tham gia tích cực hơn khi được lựa chọn kết hợp những điều mình biết với kiến thức của bài học. Để phù hợp với mục tiêu học tập, giáo viên có thể quy định hình thức sản phẩm: một bài báo tường, một câu chuyện hoặc một bài thơ. Sau đó học sinh có thể viết một bài thơ về bà của mình, một học sinh khác có thể làm thơ về ước mơ trở thành một người lính cứu hỏa. Như vậy trẻ sẽ vừa học cách viết một bài thơ, vừa có một trải nghiệm học tập ý nghĩa một cách chủ động.

Nguyên tắc 5: Có nhiều thử nghiệm

Có nhiều cơ hội thử nghiệm có nghĩa là các hoạt động được thiết kế để học sinh làm nhiều lần, bằng nhiều cách khác nhau, liên tục thử nghiệm và khám phá những con đường để đi đến đích. Ví dụ khi học sinh viết một bài thơ, có thể các em chưa thể hoàn hảo ngày từ lần đầu, vậy nên giáo viên hãy cung cấp những phản hồi hữu ích và cụ thể để trẻ biết chính xác điều cần làm để cải thiện bài thơ của mình. Có thể mất 2, 3, 4 lần hoặc nhiều hơn như vậy, nhưng qua mỗi bước, trẻ sẽ làm ngày càng tốt hơn.

III. Các loại hình của học thông qua chơi

Nhà trường luôn tìm tòi và thiết kế các hoạt động chơi mà học có ý nghĩa và có mục đích phù hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Thông qua đó, trẻ không những lĩnh hội được kiến thức mà còn tiếp nhận được những tri thức về xã hội. Hoạt động “Show and tell” là một hoạt động dành cho trẻ từ nhóm mẫu giáo nhỡ.

Hoạt động này không những giúp cho trẻ phát triển được ngôn ngữ mà còn giúp cho trẻ phát huy được khả năng thuyết trình.Đồng thời, nó giúp cho trẻ hình thành kỹ năng tổ chức chuẩn bị và ý thức trách nhiệm về công việc của mình cần phải làm.

Các hoạt động như làm bánh Trung Thu cho trẻ trong dịp Tết Trung Thu, gói bánh chưng trong dịp Tết cổ truyền giúp cho trẻ phát triển được kỹ năng vận động, tư duy về khoa học xã hội và những hiểu biết thêm về các dịp lễ này. Với những hoạt động đóng vai theo chủ đề hay theo những câu chuyện mà bé thích hoặc những trải nghiệm đóng vai thực tế như đi hiệu sách, siêu thị…, các bé sẽ được phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ tình huống, cách thể hiện ngôn ngữ và cử chỉ, v.v…

Việc học toán qua các trò chơi, như trò chơi trí nhớ, xếp hình sẽ giúp cho trẻ phát triển tư duy logic.Học toán qua các trò chơi vận động ví dụ như trò chơi nhảy lò cò giúp trẻ phát triển nhận thức đồng thời cũng phát triển kỹ năng vận động.

Ngoài ra, nhà trường tổ chức nhiều buổi dã ngoại ngoài trời như đi công viên, trang trại… để các bé được chơi và được khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Nhà trường cũng thiết kế các trò chơi phù hợp theo lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ để phát huy tối đa khả năng của trẻ. Nhà trường rất chú trọng vào sở thích riêng của từng trẻ để giúp trẻ phát huy tối đa điểm mạnh của mình.

Trên đây là Hiểu về phương pháp “Học thông qua trò chơi”. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Nghiên cứu về chuyên đề Học thông qua chơi trên đây sẽ giúp thầy cô áp dụng vào thực tiễn dạy học hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm