Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là sáng kiến kinh nghiệm bậc THCS. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô tham khảo, nhằm có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh học tốt môn Lịch sử trong chương trình trung học cơ sở.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử 9
- Khắc sâu kiến thức lịch sử 9 cho học sinh bằng việc lồng ghép thơ trong dạy học
- Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở
Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Trong điều kiện phát triển ngày nay hệ thống giáo dục ở các trường trung học cơ sở, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ có những hiểu biết về kiến thức lịch sử của nước nhà, về văn hóa, tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Môn Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm, giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người.
Trong thực tế hiện nay việc dạy – học môn Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình. Ở nhiều nơi, giáo viên chủ yếu vẫn dạy học bằng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền đạt hết những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, còn học sinh cố gắng chép đầy đủ những nội dung mà thầy cô đọc cho chép là đủ không cần mở rộng thêm nữa.
Từ đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, chưa chủ động suy nghĩ, tìm tòi nhiều em vẫn cho rằng học môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay đổi được nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vào thực tiễn.
Do đó muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học lịch sử. Vì thế việc đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là việc làm vô cùng cần thiết, để thông qua đó giáo viên có thể dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung của bài học mà giáo viên giảng dạy trên lớp.
Thực tế ngày nay ngành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Và đối với bộ môn Lịch Sử, việc sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy là một việc làm rất cần thiết, giúp các em dễ hình dung lại sự phát triển của xã hội loài người và gây hứng thú học tập cho học sinh qua các hình ảnh minh họa.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Trường THCS ...............
học sinh của trường phần lớn là con em gia đình nông dân, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, học sinh ít được tiếp cận với các vấn đề lịch sử, văn hóa chuyên sâu từ các kênh thông tin. Băng khoăn trước thực trạng đó, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy của bộ môn mình giảng dạy để gây hứng thú học tập môn Lịch Sử cho học sinh, nhất là thông qua các hình ảnh nói về các sự kiện lịch sử để tạo cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, nên tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu là “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
II. Mục đích nghiên cứu
Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phải gây được hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh đó là sử dụng đồ dùng, công cụ dạy học đúng mục đích, yêu cầu của việc nhận thức. Ở đây người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng giúp học sinh sử dụng đúng có hiệu quả theo nội dung của bài học. Bởi dạy học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin rất phong phú, đa dạng và sinh động như: hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình...do đó người thầy phải giúp học sinh khai thác đúng nội dung tạo hứng thú hơn cho học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm trong tổ chức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động và hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Lịch sử ở Trường THCS Tân Thới.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp qua tiết dạy của đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm cho bản thân.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, có thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng để tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.
- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên sẽ tiến hành dạy có ứng dụng công nghệ thông tin theo mục đích yêu cầu của tiết học sao cho phù hợp.
- Phương pháp điều tra: Giáo viên kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua giờ học để có những điều chỉnh phù hợp cho bản thân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
V. Cơ sở lí luận
Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tính tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của cả nước.
Những tồn tại ở trường trung học cơ sở với tính cách là một khoa học, bộ môn Lịch sử có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động… cho học sinh. Trong một vài năm gần đây, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường trung học cơ sở như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin…Tất cả đều nhằm mục đích phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
Đặc biệt việc sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) để dạy học lịch sử được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới dạy và học. Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. Toàn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học. Khi lên lớp bằng bài giảng điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong bài giảng điện tử.
Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm của nó. Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một bài giảng điện tử nhưng việc dạy học lịch sử bằng bài giảng điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bằng bài giảng điện tử cũng không tránh khỏi những bất cập mà bản thân giáo viên nào cũng phải tìm cách khắc phục... Đối với học sinh, việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử một cách sống động hơn, gần với quá khứ hơn, phát triển khả năng tư duy cho học sinh và học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn.
Trên đây là một phần của tài liệu, mời các bạn tải bản đầy đủ TẠI ĐÂY về tham khảo
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở giúp các thầy cô hướng dẫn các em tự luyện, học tốt môn Lịch sử. Mời các thầy cô tham khảo thêm các mẫu sáng kiến kinh nghiệm THCS khác đã được VnDoc.com tổng hợp và đăng tải.