Số oxi hóa của nitrogen trong NH4NO3
NH4NO3 số oxi hóa
Số oxi hóa của nitơ trong NH4NO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc xác định số oxi hóa của nito trong NH4NO3. Cũng như đưa ra quy tắc xác định số oxi hóa của các chất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Số oxi hóa của nitrogen trong NH4NO3
A. +3 và -5.
B. -3 và +5.
C. +4 và -6.
D. -4 và +6
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Gọi số oxi hóa cua N trong NH4+ là x và trong NO3- là y.
Ta có số oxi hóa của H là +1 và của O là -2
Trong NH4+: x + 4. 1 = +1 → x = -3
Trong NO3-: x + 3. −2−2 = -1 → x = +5
Xác định số oxi hóa
Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0 .
Ví dụ: H2; N2; O2; Fe; Zn ....
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0 .
Ví dụ: ZnO (Mg: +2 ; O: -2) ta có 2 - 2 = 0
Quy tắc 3: Số oxi hóa của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
Ví dụ: Mg2+ thì số oxi hóa là +2
NO3- ta có: số oxi hóa của N+
Số oxi hóa O = +5 + 3.(-2) = -1
Quy tắc 4: Trong đa số hợp chất
Số oxi hóa của H: +1
Ví dụ: H2O, HCl
Trường hợp ngoại lệ: NaH , AlH (số oxi hóa của H là -1)
Số oxi hóa của O là: -2
Ví dụ: H2O, K2O, CO2
Trường hợp ngoại lệ:
Số oxi hóa -1: H2O2, Na2O2
Số oxi hóa +2: OF2
Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- , và HNO3 lần lượt là:
A. +5, -3, +3.
B. -3, +3, +5
C. +3, -3, +5
D. +3, +5, -3.
Đặt x, y, z lần lượt là số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong NH4+, NO2-, và HNO3
Ta có: x + 4.1 = 1 ⇒ x = -3. Số OXH của N trong NH4+ là -3
y + 2.(-2) = -1 ⇒ y = 3. Số OXH của N trong NO2- là +3
z + 1 + 3.(-2) = 0 ⇒ z = 5. Số OXH của N trong HNO3 là +5
Câu 2. Số oxi hóa của N trong phân tử NH4Cl lần lượt là
A. -3
B. +5
C. +5
D. -3
Câu 3. Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất: H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là:
A. +2, +6, +4.
B. –2, +4, –4.
C. –2, –6, +4.
D. –2, +6, +4.
Đặt x, y, z lần lượt là số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong H2S, H2SO4, SO2
Ta có:
x + (2.1) = 0 ⇒ x = -2. Số OXH của S trong H2S là -2
y + 2.(1) + 4.(-2) = 0 ⇒ y = +6. Số OXH của S trong H2SO4 là +6
z + 2.(-2) = 0 ⇒ z = -4. Số OXH của S trong SO2 là -4
Câu 4. Số oxi hóa của clo trong các chất: HCl, HClO, HClO2, HClO4 lần lượt là
A. –1, +1, +3, +7.
B. –1, +1, -3, -7
C. –1, -1, +3, +7
D. –1, +3, +5, +7.
Gọi số OXH của Cl trong các chất là x. Ta có số oxh của H là +1; của O là -2; của K là +1
+ Trong HCl: +1.1 + x = 0 → x = -1. Số OXH của Cl trong HCl là -1
+ Trong HClO: +1 + x + 1.(-2) = 0 → x = +1 Số OXH của Cl trong HClO là +1
+ Trog HClO2: +1 + x + 2. (-2) = 0 → x = +3 Số OXH của Cl trong HClO2 là +3
+ Trong HClO4: +1 + x + 4. (-2) = 0 → x = +7 Số OXH của Cl trong HClO4 là +7
Câu 5. Cho dãy các axit của Clo: HClO, HClO2, HClO4, HClO3. Thứ tự tính oxi hóa tăng dần là?
A. HClO, HClO2, HClO4, HClO3
B. HClO2, HClO, HClO3, HClO4
C. HClO, HClO2, HClO3, HClO4
D. HClO4, HClO3, HClO2, HClO
Thứ tự tính oxi hóa tăng dần là HClO4, HClO3, HClO2, HClO
Câu 6. Cho các phản ứng sau:
(1) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(2) K2CO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O.
(3) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
(4) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
(5) Fe + HCl → FeCl2 + H2.
(6) HCl + CuO → CuCl2 + H2O.
Số phản ứng HCl chỉ thể hiện tính oxi hoá là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 6.
Clo chỉ thể hiện số oxi hóa khi chỉ có sự giảm số oxi hóa của nguyên tố clo hoặc hidro hoặc cả hai trong phản ứng
Xác định số oxi hóa của Clo và H trong HCl
(1) NaOH + H−1Cl−1 → NaCl−1+ H2−1O.
(2) K2CO3 + H−1Cl−1 → KCl−1 + CO2 + H2−1O.
(3) MnO2 + H−1Cl−1 → MnCl2−1 + Cl20 + H2−1O.
(4) KMnO4 + H−1Cl−1 → KCl + MnCl2−1 + Cl20 + H2−1O.
(5) Fe + H−1Cl−1 → FeCl2−1 + H2O.
(6) H−1Cl−1 + CuO → CuCl2−1 + H2−1O.
=> Phản ứng (5) là số oxi hóa của H bị giảm từ +1 xuống 0
Câu 7. Số oxi hóa của nitrogen trong NH4+, NO2- , và HNO3 lần lượt là:
A. +5, -3, +3.
B. -3, +3, +5
C. +3, -3, +5
D. +3, +5, -3.
Đặt x, y, z lần lượt là số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong NH4+, NO2- , và HNO3
Ta có: x + 4.1 = 1 ⇒ x = -3. Số OXH của N trong NH4+ là -3
y + 2.(-2) = -1 ⇒ y = 3. Số OXH của N trong NO2- là +3
z + 1 + 3.(-2) = 0 ⇒ z = 5. Số OXH của N trong HNO3 là +5
Câu 8. Số oxi hoá của nguyên tố nitrogen trong các hợp chất: NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là
A. -3 ; +5 ; -4 ; +6 ; +2 ; +4.
B. +3 ; 0 ; +1 ; –4 ; +5 ; –2.
C. 0 ; +3 ; –3 ; +5 ; +2 ; +4.
D. -3 ; +5 ; +2 ; +4 ; 0 ; +1
Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng về điện hoá trị:
A. Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng tích của điện tích và chỉ số của ion đó.
B. Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion đó.
C. Điện hoá trị luôn là số dương và được viết số trước dấu sau.
D. Điện hoá trị luôn là số âm và được viết số trước dấu sau.
Câu 10. Mệnh đề nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm VA có 5 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Nitrogen là nguyên tố có chu kì nhỏ nhất trong nhóm VA.
C. Tính phi kim của các nguyên tố nhóm VA tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm VA đều là ns2np3
Mệnh đề không đúng là: Tính phi kim của các nguyên tố nhóm VA tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Vì trong cùng một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm => tính phi kim giảm.
A đúng vì các nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm VA có cấu hình e lớp ngoài là ns2np3
B đúng vì nitrogen có số hiệu nguyên tử nhỏ nhất
D đúng.
Câu 11. Nhận định nào chưa chính xác về số oxi hóa?
A. Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0.
B. Trong hợp chất, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0
C. Trong hợp chất, kim loại luôn có số oxi hóa dương bằng hóa trị của chúng
D. Trong hợp chất, phi kim luôn có số oxi hóa âm và giá trị bằng hóa trị của chúng
Trong hợp chất phi kim có thể có số oxi hóa âm hoặc dương; giá trị số oxi hóa của phi kim trong hợp chất có thể bằng hóa trị của nó hoặc không.
Ví dụ: Trong HNO3 thì N có số oxi hóa +5 và có cộng hóa trị là 4.
........................................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan