Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

VnDoc.com xin đưa ra những điểm khác biệt chính giữa việc học tập định hướng phát triển năng lực so với cách tiếp cận giáo dục truyền thống. Mời các thầy cô cùng tham khảo Tài liệu dạy học phát triển năng lực và tài liệu truyền thống ở Tiểu học.

Trước đây, giáo dục (GD) Việt Nam theo định hướng dạy học tiếp cận nội dung (dạy học tiếp cận trang bị kiến thức), gần đây chuyển sang định hướng dạy học tiếp cận năng lực (hiện nay gọi là định hướng dạy học phát triển năng lực).

Từ cuốn “Tiêu chí đánh giá SGK theo định hướng phát triển năng lực” (NXB Giáo dục Việt Nam), PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai (Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương) lập bảng, làm rõ những điểm khác của dạy học tiếp cận nội dung với dạy học tiếp cận phát triển năng lực.

1. Thứ nhất, về mục tiêu dạy học:

Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Điểm khác biệt cơ bản của mục tiêu là dạy học theo định hướng nội dung chủ yếu đạt đến hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học mà chưa cụ thể thành phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề áp dụng vào thực tiễn như dạy học phát triển năng lực.

2. Thứ hai, về nội dung dạy học:

Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Bảng so sánh cho thấy nội dung dạy học phát triển năng lực có điểm khác cơ bản so với dạy học trang bị kiến thức là: chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nội dung chương trình có tính mở; Sách giáo khoa không theo hệ thống kiến thức liền mạch. Việc không thành hệ thống nội dung liền mạch của Sách giáo khoa có thể là nhược điểm vì HS khó hệ thống kiến thức khi cần thiết?

3. Thứ ba, về phương pháp dạy học (PPDH)

Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Qua phần so sánh về PPDH cho thấy, đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực là lấy người học làm trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợp truyền thống, thầy chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò chủ động. Từ đó phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học.

Còn dạy học theo tiếp cận nội dung thì thầy là trung tâm, sử dụng nhiều PPDH truyền thống. Đặc biệt, lối soạn giáo án theo phong cách truyền thống là chỉ soạn từng bước theo trình tự kiến thức (theo đường thẳng) bất di bất dịch như thường thấy, chỉ soạn cho một dạng đối tượng không phù hợp với dạy học theo năng lực là cần phân nhánh, phân loại trình độ cho đối tượng HS khác nhau.

4. Thứ tư, về môi trường học tập:

Môi trường học tập cũng có những điểm khác trong dạy học phát triển năng lực so với dạy học truyền thống là: người dạy có thể đứng phía sau, đứng ở gần, ở xa… để điều khiển nhóm học tập, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể ở không gian ngoài trời, ở thực địa, có thể kê bàn ghế quây vào nhau…

5. Thứ năm, về đánh giá:

Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Đánh giá của dạy học phát triển năng lực thể hiện rõ mục tiêu cần đạt của định hướng này, đó là sản phẩm “đầu ra” có vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn được hay không, học và có biết làm không? Một điểm đáng lưu ý trong đánh giá của dạy học phát triển năng lực là người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất rất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại.

6. Thứ sáu, về sản phẩm giáo dục:

Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Rõ ràng sản phẩm GD của hai mô hình phát triển GD là rất khác nhau. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất. Bất cứ một chiến lược GD, mô hình GD nào cũng đi đến cuối cùng là sản phẩm của quá trình GD ra sao.

Từ các phần so sánh, PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai cho thấy, trước đây và hiện tại (tính đến năm 2019), GD của Việt Nam tuy có nhiều sự đổi mới, có áp dụng PPDH tích cực, là các PP đặc trưng của dạy học theo phát triển năng lực nhưng vẫn chưa phải là mô hình dạy học theo phát triển năng lực; bởi vì mới chỉ áp dụng một vài thành tố là sử dụng các PPDH và một phần nào đó, áp dụng hình thức tổ chức dạy học.

Trong khi đó, mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa, môi trường dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá… trong dạy học phổ thông vẫn là của mô hình dạy học tiếp cận nội dung, tức là trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học.

Như vậy, Trong giáo dục truyền thống các bài đánh giá tổng kết sẽ diễn ra vào cuối năm học và học sinh phải tuân theo các lớp học, cấp học và tuân thủ nhịp độ học tập do giáo viên đề ra cho cả lớp, còn trong dạy học phát triển năng lực, các đánh giá tổng kết được thực hiện khi học sinh đã làm chủ một đơn vị kiến thức nào đó, học sinh nhận được hỗ trợ phù hợp cả trong trường và ngoài trường để có thể học nhanh hơn so với các bạn ở cùng lớp.

Ngoài Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực trên, các em học sinh còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 tiểu học hay đề thi học kì 2 tiểu học mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt các môn học tiểu học hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm