Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên Mầm non

Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành viên chức giáo viên Mầm non

VnDoc.com mời các bạn tham khảo tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên Mầm non, gồm nhiều phần ôn tập sát với đề thi viên chức giáo dục mầm non.

1. Thiết kế bài giảng (soạn giáo án)

1.1. Mục đích, yêu cầu của việc soạn giáo án

Giờ dạy – học trên lớp hiện nay được xác định là thành công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính năng động, chủ động, tích cực của người học. Người học phải được hoạt động. Giờ học không nhồi nhét kiến thức. Muốn vậy, giáo viên (GV) phải xây dựng chiến lược dạy học, con đường tất yếu phải là thiết kế hoạt động của thầy và trò trên lớp. Các hoạt động phải được tính toán kỹ, sự hoạch định, trù liệu của GVcàng chu đáo bao nhiêu thì khả năng thành công của giờ dạy càng cao bấy nhiêu. Như vậy, mục đích của việc soạn giáo án là nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy – học trên lớp; thực hiện tốt mục tiêu bài học.

Một giáo án tốt phải thể hiện được các yêu cầu:

- Thể hiện được đầy đủ nội dung bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kĩ năng học tập được sử dụng trong giờ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp trẻhiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học;

- Giúp người thầy quản lí thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn;

- Vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú trọng – phần trọng tâm mà trẻ bắt buộc phải biết – từ đó cô sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian…;

- Lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, tính chất của bài học và đối tượng học;

- Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống.

1.2. Các bước thiết kế một giáo án

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GVxác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt trẻ tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho trẻ những bài học gì).

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở trẻ; xác định trình tự logic của bài học.

Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày trong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học. Mỗi GVkhông chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kỹ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh. GVnên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GVtin cậy. Việc đọc SGK, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng.

Thực ra khâu khó nhất trong đọc SGK và các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, côsẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của SGK, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp trẻ nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp.

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của trẻ, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, côkhông những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu trẻ để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, côphải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của trẻ. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của trẻ, được xuất phát từ : những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có; những kiến thức, kỹ năng mà trẻ chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của trẻ. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, côđã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của trẻ với những biểu hiện rất đa dạng.

- Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, côphải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho trẻ.

- Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người côbắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của cô và hoạt động học tập của trẻ.

1.3. Cấu trúc giáo án

Tiết thứ:................... Tên bài .............................................................

Ngày soạn:..............Lớp: ..........

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức
  3. Kĩ năng
  4. Thái độ:
  5. Chuẩn bị:
  6. Tổ chức các hoạt động học tập:

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động n – 1: Vận dụng, củng cố

Hoạt động n: Hướng dẫn về nhà

Rút kinh nghiệm

Ghi những nhận xét của GV sau khi dạy xong

1.4. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung

- Mục tiêu bài học: + Nêu rõ yêu cầu trẻ cần đạt về KT, KN, thái độ; + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học: + GVchuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết; + Hướng dẫn trẻ chuẩn bị bài học.

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: + Tên hoạt động ; + Mục tiêu của hoạt động; + Cách tiến hành hoạt động; + Thời lượng để thực hiện hoạt động; + Kết luận của GVvề: những KT, KN, thái độ trẻ cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc trẻ cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

1.5. Các bước của quy trình soạn bài giảng điện tử e - learning.

Các bước của quy trình soạn bài giảng điện tử e - learning

1) Xác định mục đích, yêu cầu của bài giảng
2) Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc cao để sắp xếp chúng vào các slide:
3) Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu
4) Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử
5) Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng bài giảng điện tử elearning.

6) Soạn bài giảng và đóng gói

1.6. Các bước thực hiện giờ dạy học (triển khai giáo án khi lên lớp).

Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

1. Khởi động trước giờ học

2. Tổ chức dạy và học bài mới

- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho trẻ.

- Cô tổ chức, hướng dẫn trẻ suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.

3. Luyện tập, củng cố.

Cô hướng dẫn trẻ củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.

4. Đánh giá

- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, cô dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho trẻ tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.

- Cô đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

Hướng dẫn trẻ ứng dụng kiến thức đã học sau giờ học(tại lớp hoặc ở nhà)

2. Phương pháp dạy học tích cực

2.1. Cơ sở khoa học để thực hiện phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục Mầm non

2.1.1. Đặc điểm phát triển của trẻ em

- Hầu hết sự tăng trưởng và phát triển của não trẻ diễn ra trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời

- Đến 6 tuổi bộ não của trẻ đạt được 90% trọng lượng não của người trưởng thành

- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của não trẻ, nhưng quan trọng nhất là sự chăm sóc khoa học và giáo dục có chất lượng phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển của trẻ ở cùng độ tuổi, từng cá nhân.

- Trẻ phát triển nhiều mặt như thể chất, trí tuệ, tâm lý, xã hội….Các mặt này có liên quan mật thiết với nhau và diễn ra đồng thời.

- Sự phát triển của trẻ diễn ra theo các bước có thể dự đoán trước và nhu cầu hiểu biết của trẻ nói chung tuân theo trình tự nhất định. Tuy Nhiên tốc độ phát triển, cách thức hoạt động và khả năng nhận thức ở mỗi trẻ là không giống nhau…Điều quan trong là GV cần lụa chọn nội dung và sử dụng phương pháp giáo dục hợp lý để đáp ứng nhu cầu phát triển của từng trẻ.

2.1.2. Khả năng nhận thức của trẻ mầm non

- Sự cảm nhận của trẻ bằng trực giác và mang tính tổng thể

- Tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Cuối tuổi mẫu giáo xuất hiện tư duy lôgic.

- Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan.

- Trẻ tích cực tham gia vào sự phát triển của bản thân. Các kĩ năng nhận thức của trẻ được tăng lên cùng với sự tham gia thực hành tích cực của trẻ. Do đó, trẻ cần được tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá, giao tiếp, bắt chước…Chương trình giáo dục mầm non chú trọng vào việc trẻ học nhứ thế nào chứ không phải vào việc trẻ học được cái gì.

2.1.3. Hoạt động học tập của trẻ mầm non

- Trẻ mầm non (đặc biệt MG), chơi mà học, học mà chơi. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Chơi là hoạt động chủ đạo trong các hoạt động của trẻ. Ở trẻ MG, các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng còn ở dạng sơ khai. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phải tạo cơ hội cho trẻ hoạt động thông qua thực hành, giải quyết vấn đề, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện…giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tư duy, các kĩ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử…

- Trẻ MG học ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ tiếp thu kiến thức, kĩ năng qua chơi, qua khám phá và tưởng tượng, qua trải nghiệm bằng trực giác từ tổng thể đến chi tiết với sự phối hợp của các giác quan.

- Trẻ MG học dựa vào vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ học và nhớ tốt hơn khi trẻ có hứng thú, tự tin và được trải nghiệm những tình huống phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

- Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng trong việc học của trẻ. Qua đó trẻ thu lượn được những kinh nghiệm, kiến thức mới, tăng vốn hiểu biết cho bản thân.

- Trẻ MN rất tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi – học tập. Nhưng sự hiểu biết, tôn trọng và khích lệ của GV và những người gần gũi xung quanh là rất cần thiết; đồng thời cần có sự thay đổi linh hoạt và cân bằng giữa các hoạt động do trẻ lựa chọn và GV lên kế hoạch hướng dẫn.

2.1.4. Dạy học ở mầm non

- Đặc điểm của giáo dục mầm non là lấy việc hình thành và phát triển các hệ thống chức năng tâm lý và các năng lực chung của con người làm nền tảng, thông qua việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển 1 cách hài hòa.

- Hoạt động dạy học ở MN được tổ chức theo hướng tiếp cận tích hợp các nội dung học. Các nội dung học không phân chia theo bộ môn, không phân bố cụ thể vào các tiết học mà theo những chủ đề có chứa đụng các tri thức sơ đẳng của đời sống văn hóa – xã hội và tự nhiên. Cách tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập của trẻ MG hòa lẫn trong hoạt động tự nhiên đầy hứng thú, sinh động.

- Các hoạt động có kế hoạch theo chủ định của giáo viên nhằm giúp trẻ hệ thống hóa, chính xác hóa dần những tri thức mà trẻ thu nhận được trong cuộc sống hàng ngày và trong những hoạt động do trẻ tự chọn.

- Khi tổ chức hoạt động học tập cho trẻ, giáo viên cần phải làm gì?

+ Cung cấp những thông tin gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ, hướng dẫn, giúp đỡ, gợi mở cho trẻ. GV không làm thay cho trẻ.

+ Chuẩn bị môi trường giáo dục, cung cấp các phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng, những tình huống có vấn đề sao cho phù hợp và tăng dần độ phức tạp, có tác dụng kích thích tư duy nhằm lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, học qua thực hành, qua vui chơi; nhờ đó trẻ lĩnh hội được tri thức.

+ Quan sát, đánh giá trẻ dựa trên mục đích yêu cầu đã dặt ra và điều chỉnh, bổ sung những hoạt động mới để thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

Xem đầy đủ trong file tải về

Đánh giá bài viết
1 1.389
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm