Bài 1: Nắng phương Nam trang 78 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt 3 trang 78, 79, 80, 81 Bài 1: Nắng phương Nam gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền thuộc về VnDoc, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Khởi động

Nói về một vài điểm khác biệt giữa ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam theo gợi ý:

Bài 1: Nắng phương Nam

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Tết ở miền Bắc Tết ở miền Nam
Thời tiếtLạnh, có mưa xuân lất phấtẤm áp, hơi nóng với nắng ráo
Cảnh vậtTrời trong, cây cối đơm chồi lấm tấm xanh, đường phố trang hoàng rực rỡTrời nhiều nắng, cây cối xanh um, tươi tốt, đường phố trang trí nhiều chậu cúc vàng
HoaHoa đào nở rộHoa mai nở tưng bừng
Trang phụcMặc trang phục dày, ấm áp, nhiều người chọn áo dài truyền thống...Mặc trang phục mát mẻ, thoải mái, chuộng các trang phục áo dài truyền thống và cả đồ bà ba...
Món ănBánh chưng, dưa hành kiệu muối, mứt gừng...Bánh tét, các loại mứt dừa đủ màu sắc...

Khám phá và luyện tập

ĐỌC

Câu 1 trang 78 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc và trả lời câu hỏi:

Nắng phương Nam

1. Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng nghe tiếng gọi:

- Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?

2. Tưởng ai, té ra nhỏ Phương. Uyên đáp:

- Tụi mình đi tìm chút gì để gửi ra Hà Nội cho Vân.

- Có phải Vân ở trại hè Nha Trang không?

- Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay.

- Tết ngoài đó chắc là vui lắm?

Bài 1: Nắng phương Nam

- Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé! – Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy - "Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá." Viết hay quá, phải không?

– Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ! – Huế nói.

3. Điều ước của Huê gợi ra cho Phương một sáng kiến:

- Mình nghĩ ra rồi!

Cả đám trẻ nhao nhao:

- Gì vậy?

Phương tủm tỉm:

- Tụi mình sẽ tặng Vân một vật ngoài Bắc không có.

- Vật gì vậy?

– Cả bọn xoắn xuýt.

- Một cành mai!

- Một cành mai?

- Tất cả sửng sốt, rồi cùng kêu lên:

- Đúng! Một cành mai chở nắng phương Nam.

4. Cả nhóm hớn hở quay lại đầu đường, nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng.

Theo Trần Hoài Dương

Bài 1: Nắng phương Nam

  • Giải nghĩa từ:

- Đường Nguyễn Huệ: một đường lớn ở gần chợ Bến Thành, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sắp nhỏ: bọn nhỏ (cách gọi của người Nam Bộ).

- Xoắn xuýt: quấn lấy, bám chặt như không muốn rời.

- Sửng sốt: ngạc nhiên tới mức ngẩn người ra.

  • Câu hỏi và bài tập:

1. Uyên và các bạn đi chợ hoa vào dịp nào?

2. Trong thư, Vân kể những điều gì về Hà Nội những ngày giáp Tết?

3. Vì sao Huê ước gửi cho Vân được ít nắng phương Nam?

4. Các bạn quyết định chọn món quà gì gửi cho Vân? Vì sao?

5. Theo em, Vân cảm thấy thế nào khi nhận được món quà của các bạn.

Hướng dẫn trả lời:

1. Uyên và các bạn đi chợ hoa vào dịp: hai mươi tám Tết (âm lịch)

2. Trong thư, Vân kể về Hà Nội những ngày giáp Tết như sau:

  • Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết
  • Trời cuối đông lạnh buốt.
  • Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá

3. Huê ước gửi cho Vân được ít nắng phương Nam vì: Vân hiện đang ở Hà Nội đón cái Tết lạnh lẽo, khác với cái Tết ấm áp ở miền Nam

4. Các bạn quyết định chọn món quà gửi cho Vân là: một cành mai. Vì cành mai ấy mang sắc vàng tươi, đại diện cho ánh nắng ấm áp của miền Nam, gửi đến Vân.

Câu 2 trang 80 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc một truyện về quê hương:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

Bài 1: Nắng phương Nam

b. Diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong truyện.

VIẾT

Ôn chữ A, Ă, Â

  • Viết từ: An Dương Vương

Bài 1: Nắng phương Nam

  • Viết câu:

Ai về núi Ấn sông Trà
Non xanh nước biếc hiền hòa quê em.

Ca dao

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1 trang 81 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm các từ ngữ thường dùng để chỉ đặc điểm của cảnh vật ở nông thôn và thành thị.

Bài 1: Nắng phương Nam

Hướng dẫn trả lời:

Cảnh vậtĐặc điểm
Nông thônThành thị
Nhà cửathưa thớt, nhỏ, riêng rẽ, cạnh ruộng vườn, trong vườn cây, cạnh bờ ao...san sát, nhà cao tầng, dọc theo phố, nhiều dãy nhà, to lớn, đồ sộ...
Đường sáquang đãng, ít xe cộ, nhỏ, ngoằn ngoèo, đường đất, đường nhiều sỏi/đá/cát, đường có mương nước hai bên...đông túc, tấp nập, hiện đại, trải nhựa, thẳng tắp, chia thành nhiều làn, có cầu vượt, nhiều hẻm/ngõ...
Xe cộít, nhiều xe thô sơ, có xe bò/xe kéo...nhiều, đủ mọi loại xe...
Vườn tượcrộng rãi, nhiều loại cây, trên nền đất, thường trồng rau củ/cây trái...nhỏ, xinh, ở ban công/sân thượng, thường là hoa/cây cảnh...
Không khítrong lành, mát mẻ, dễ chịu...nhiều bụi, khô nóng...

Câu 2 trang 81 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi ✿:

a. (trong lành, xanh mướt, san sát, mênh mông, thưa thớt)

Hai bên đường, những cánh đồng ✿, những vườn cây ✿, những mái nhà ẩn hiện dưới những tán cây xanh. Nhà cửa ✿, không ✿ như ở thành phố. Tôi mở cửa kính xe để được hít thở không khí ✿ của làng quê yên bình.

Theo Mỹ Phượng

b. (sầm uất, nhộn nhịp, tấp nập, sáng trưng, san sát)

Từ bé, tôi đã quen với cảnh ✿ của phố xá: xe cộ đi lại ✿, nhà cửa ✿ công viên rợp bóng cây xanh cùng những trung tâm thương mại ✿. Ban đêm, đèn điện ✿ như ban ngày.

Theo Đức An

Hướng dẫn trả lời:

Chọn từ điền vào ✿ như sau:

a. (trong lành, xanh mướt, san sát, mênh mông, thưa thớt)

Hai bên đường, những cánh đồng mênh mông, những vườn cây xanh mướt, những mái nhà ẩn hiện dưới những tán cây xanh. Nhà cửa thưa thớt, không san sát như ở thành phố. Tôi mở cửa kính xe để được hít thở không khí trong lành của làng quê yên bình.

Theo Mỹ Phượng

b. (sầm uất, nhộn nhịp, tấp nập, sáng trưng, san sát)

Từ bé, tôi đã quen với cảnh nhộn nhịp của phố xá: xe cộ đi lại tấp nập, nhà cửa san sát công viên rợp bóng cây xanh cùng những trung tâm thương mại sầm uất. Ban đêm, đèn điện sáng trưng như ban ngày.

Theo Đức An

Câu 3 trang 81 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi ✿ để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:

a. Mùa lúa chín, cánh đồng trông như ✿

b. Dòng sông tựa như ✿

c. Những toà nhà cao tầng như ✿

(M: Thảo Cầm Viên giống như một khu rừng thu nhỏ)

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các câu đã được hoàn thiện như sau:

a. Mùa lúa chín, cánh đồng trông nhưmột vùng biển lớn màu vàng ươm, dập dềnh sóng nước.
một tấm lụa lớn màu vang tươi khổng lồ mà nàng tiên nữ nhà trời nào đó lỡ đánh rơi xuống trần gian.
b. Dòng sông tựa nhưmột dải lụa xanh mát nằm ngang giữa khu rừng.
mái tóc xanh của nàng tiên núi rừng, trải dài mướt mắt.
c. Những toà nhà cao tầng nhưmột đội quân đang xếp hàng nghiêm trang, thẳng tắp dọc theo con đường.
những mô hình lego mà người khổng lồ nào đó vừa lắp xong, xếp thẳng hàng đều tăm tắp.

Vận dụng

Viết lời cảm ơn khi nhận được một món quà từ bạn bè hoặc người thân.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo những câu cảm ơn như sau:

  • Con cảm ơn bố ạ! Món quà này tuyệt vời quá, con thích nó lắm!
  • Ôi! Chú gấu bông này đẹp quá! Con cảm ơn mẹ nhiều ạ!
  • Cảm ơn cậu! Quyển truyện này mình vẫn luôn yêu thích mà chưa mua được. Mình sẽ đọc thật hay!

-------------------------------------------

>> Tiếp theo: Bài 2: Trái tim xanh

Ngoài bài Tiếng Việt 3 trang 78, 79, 80, 81 Bài 1: Nắng phương Nam trên đây, các em học sinh có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn giải SGK Tiếng Việt 3 CTST Tập 2 , cùng các bài văn mẫu lớp 3 Chân trời sáng tạo hay có gợi ý chi tiết. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Đánh giá bài viết
241 41.775
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 3 Chân trời - Tập 2

    Xem thêm