Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài 3: Vàm Cỏ Đông trang 85 lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt 3 trang 85, 86, 87, 88 Bài 3: Vàm Cỏ Đông gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài 3: Vàm Cỏ Đông - Khởi động

Câu hỏi: Nói tên những dòng sông em biết.

Gợi ý:

  • Tên các dòng sông của nước ta: sông Đồng Nai, sông Mê Kông, sông Đà, sông Hồng, sông Lam, sông Mã, sông Lô, sông Chảy, sông Thái Bình...
  • Tên các dòng sông ở nước ngoài: sông Nin, sông Amazon, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Obi, sông Parana, sông Công Gô, sông Lena, sông Mê Kông...

Bài 3: Vàm Cỏ Đông - Khám phá và luyện tập

Đọc trang 85 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:

Vàm Cỏ Đông

(Trích)

Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.

Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trại đêm ngày.

Hoài Vũ

Bài 3: Vàm Cỏ Đông

✽ Giải nghĩa từ:

- Vàm Cỏ Đông: một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An

- Ăm ắp: rất đầy

✪ Câu hỏi và bài tập:

1. Tìm trong khổ thơ thứ nhất những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê.

2. Con sông Vàm Cỏ Đông có gì đẹp?

3. Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với những gì? Vì sao?

4. Tìm các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ.

Hướng dẫn trả lời:

1. Những dòng thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con sông quê ở khổ thơ 1 là:

"Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!"

2. Con sông Vàm Cỏ Đông có nét đẹp như sau:

- Bốn mùa nước sông soi từng mảnh mây trời

- Có ngọn dừa phe phẩy theo gió, bóng lồng trên sóng nước của dòng sông

3. Tác giả so sánh con sông Vàm Cỏ Đông với dòng sữa mẹ, và lòng người mẹ. Vì tất cả đều có điểm chung là luôn đong đầy, không bao giờ cạn, dòng sông luôn chứa đựng những phù sa, những điều tốt đẹp cho con người, mảnh đất nó đi qua - như 1 người mẹ vậy.

4. Các tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ trong mỗi khổ thơ: biết - thiết; sông - Đông; trời - vơi; chảy - phẩy; cây - ngày

Câu 2: Đọc một bài đọc về quê hương:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin mới.

b. Chia sẻ với bạn những điều em biết thêm về địa điểm được nhắc đến trong bài đọc.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: 

  • Tên bài đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên
  • Tác giả: Lê Tấn
  • Địa điểm: Tây Nguyên
  • Thông tin hấp dẫn: Hội đua voi được tổ chức hằng năm với sự tham gia, ủng hộ của đông đảo bà con

Viết trang 86 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Nhớ - viết: Vàm Cỏ Đông (hai khổ thơ cuối).

Hướng dẫn trả lời:

HS nhớ viết hai khổ thơ sau:

Vàm Cỏ Đông

(Trích)

Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.

Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trại đêm ngày.

Hoài Vũ

Câu 2: Viết vào vở tên các địa danh có trong bài Nắng phương Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Các tên địa danh có trong bài Nắng phương Nam: Nguyễn Huệ, Hà Nội, Nha Trang, Nam, Bắc

Câu 3: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng:

a. Bắt đầu bằng chữ s hoặc chữ x:

Chín vàng tươi, vị ngọt thanh
Mỗi khi hè đến trĩu cành đung đưa

(Là quả gì?)

Hoa gì nở giữa mùa hè
Trong đầm thơm mát, lá xòe ô che

(Là hoa gì?)

b. Có vần ong hoặc vần ông

Con gì đẹp nhất loài chim
Đuôi xòe rực rỡ như nghìn cánh hoa

(Là con gì?)

Con gì thích hút mật hoa
Ở đâu hoa nở dù xa vẫn tìm

(Là con gì)

Hướng dẫn trả lời:

a. Bắt đầu bằng chữ s hoặc chữ x:

Chín vàng tươi, vị ngọt thanh
Mỗi khi hè đến trĩu cành đung đưa

(Là quả xoài)

Hoa gì nở giữa mùa hè
Trong đầm thơm mát, lá xòe ô che

(Là hoa gì sen)

b. Có vần ong hoặc vần ông

Con gì đẹp nhất loài chim
Đuôi xòe rực rỡ như nghìn cánh hoa

(Là con công)

Con gì thích hút mật hoa
Ở đâu hoa nở dù xa vẫn tìm

(Là con ong)

Luyện từ và câu trang 87 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Tìm câu có dấu hai chấm trong các đoạn văn, đoạn thơ sau:

a. Ông tôi có một mảnh vườn nhỏ trên sân thượng. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sở, tía tô và cỏ một bụi tre nhỏ. Ông nói trồng mấy cái cây này cho giống vườn ở quê.

Nguyễn Duy Sơn

b. Rồi bà lại đi làm.
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.

Phan Thị Thanh Nhàn

Hướng dẫn trả lời:

a. Ông tôi có một mảnh vườn nhỏ trên sân thượng. Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, cúc, sở, tía tô và cỏ một bụi tre nhỏ. Ông nói trồng mấy cái cây này cho giống vườn ở quê.

Nguyễn Duy Sơn

b. Rồi bà lại đi làm.
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.

Phan Thị Thanh Nhàn

Câu 2: Dấu hai chấm trong các câu ở bài tập 1 được dùng để làm gì?

  • Báo hiệu phần kết thúc câu
  • Báo hiệu phần giải thích, liệt kê
  • Báo hiệu sau đó là lời nhân vật

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án: Dấu hai chấm báo hiệu phần giải thích, liệt kê

Câu 3: Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong từng câu dưới đây? Vì sao?

a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...

b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang,...

Hướng dẫn trả lời:

- Có thể thêm dấu hai chấm vào các vị trí như sau:

a. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...

b. Chợ quê bán đủ thứ rau củ miệt vườn: cải ngọt, rau muống, bầu, bí, đậu đũa, khoai sọ, khoai lang,...

- Vì phía sau vị trí điền dấu hai chấm là các danh từ được liệt kê

Câu 4: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi ✿:

màu hoa ấm áp như màu nắngcó nhiều trò chơi thú vị
nhờ có cảnh đẹp và không khí trong lành

a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì ✿

b. ✿, hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.

c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì ✿

Hướng dẫn trả lời:

Chọn từ ngữ trong khung như sau:

a. Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì màu hoa ấm áp như màu nắng

b. Nhờ có cảnh đẹp và không khí trong lành, hồ Ba Bể thu hút được nhiều khách du lịch.

c. Mùa hè ở quê nội thật tuyệt vì có nhiều trò chơi thú vị

Bài 3: Vàm Cỏ Đông - Vận dụng

Câu 1: Giải ô chữ sau:

  1. Sông gì có cảng Nhà Rồng?
  2. Tên gọi khác của sông Cửu Long.
  3. Sông gì soi bóng cố đô?
  4. Tên gọi khác của hồ Hoàn Kiếm.
  5. Sông gì gió lạnh như là mùa đông?
  6. Sông gì đỏ nặng phù sa?

Bài 3: Vàm Cỏ Đông

Hướng dẫn trả lời:

  1. Sông gì có cảng Nhà Rồng? - SÀI GÒN
  2. Tên gọi khác của sông Cửu Long. - MÊ KÔNG
  3. Sông gì soi bóng cố đô? - HƯƠNG
  4. Tên gọi khác của hồ Hoàn Kiếm. - HỒ GƯƠM
  5. Sông gì gió lạnh như là mùa đông? - HÀN
  6. Sông gì đỏ nặng phù sa? - HỒNG

Bài 3: Vàm Cỏ Đông

Câu 2: Nói một vài câu về dòng sông em thích.

Hướng dẫn trả lời:

HS tự giới thiệu về dòng sông mình yêu thích.

-------------------------------------------

>> Tiếp theo: Bài 4: Cảnh làng Dạ

Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 , Tuyển tập văn mẫu lớp 3 Chân trời sáng tạo cùng các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết bám sát chương trình học. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
206
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chân trời - Tập 2

    Xem thêm