Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài 4: Cảnh làng Dạ trang 89 lớp 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt 3 trang 89, 90, 91 Bài 4: Cảnh làng Dạ gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài 4: Cảnh làng Dạ - Khởi động

Đề bài: Chia sẻ về những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Bức tranh của bài đọc vẽ cảnh của miền núi cao với những ngọn núi trập trùng, cánh đồng hoa cải vàng ươm, hàng cau cao vút. Tất cả hòa vào mây trời, tạo nên khung cảnh đẹp như chốn thần tiên, đem đến sự bình yên, thư giãn.

Bài 4: Cảnh làng Dạ - Khám phá và luyên tập

Đọc trang 89 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi

Cảnh làng Dạ

Mùa đông đã về thực sự rồi!

Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vật dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

Bài 4: Cảnh làng Dạ

Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

Ma Văn Kháng

Bài 4: Cảnh làng Dạ

✽ Giải nghĩa từ:

- Chít: Cây giống cây sậg, câu lau, mọc nhiều ở vùng miền núi.

- Sỏi cuội: Đá nhỏ, tròn và nhẵn, thường ở lòng sông, lòng suối.

- Bất chấp: không lo sợ gì.

- Vẻ thanh tú: vẻ đẹp mảnh mai, thanh thoát, dễ gây cảm tình.

- Thánh thót: âm thanh cao, ngân vang và trong trẻo, lúc to, lúc nhỏ, nghe êm ái.

✪ Câu hỏi và bài tập:

1. Trong đoạn văn thứ hai, điều gì báo hiệu mùa đông đã về?

2. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?

3. Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ nào?

Bài 4: Cảnh làng Dạ

4. Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?

5. Nói về sự thay đổi của cảnh vật nơi em ở vào một mùa trong năm.

Hướng dẫn trả lời:

1. Trong đoạn văn thứ hai, điều báo hiệu mùa đông đã về là:

  • Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng.
  • Hoa cải hương vàng hoe từng vật dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi

2. Con suối thay đổi như sau:

  • thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ
  • trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài

3. Mỗi sự vật được tả bằng những từ ngữ:

  • Mái lá chút: bạc trắng
  • Hoa cải hương: vàng hoe
  • Ngọn cơi: già nua cổ thụ

4. Tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ vì: khi mùa đông đến, đất rắn lại vì rét, mọi vật tàn úa, ảm đạm thì cây cau vẫn xòe đọt lá non, vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình

Câu 2: Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh:

a. Những đám mây ...
b. Dòng suối ...
c. Hàng cây ...

Hướng dẫn trả lời:

HS tham khảo các câu văn sau:

a. Những đám mây trắng như bông, mềm mịn như chiếc kẹo xốp khổng lồ.

b. Dòng suối chảy qua triền núi như một tấm vải lụa khổng lồ mà nàng tiên nữ nào đó đánh rơi.

c. Hàng cây đứng thẳng tắp dọc vỉa hè như các bạn học sinh đang xếp hàng.

Nói và nghe trang 91 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.

Nắng phương Nam

theo Trần Hoài Dương

Hướng dẫn trả lời:

Kể lại từng đoạn câu chuyện theo bức tranh như sau:

Bức tranh 1:

Hôm nay đã là hai mươi tám Tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng nghe tiếng gọi:

- Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy?

Bức tranh 2:

Tưởng ai, té ra nhỏ Phương. Uyên đáp:

- Tụi mình đi tìm chút gì để gửi ra Hà Nội cho Vân.

- Có phải Vân ở trại hè Nha Trang không?

- Phải đó. Mấy đứa mới nhận được thư Vân sáng nay.

- Tết ngoài đó chắc là vui lắm?

- Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn. Đây nè, mình đọc một đoạn thư của Vân nhé! – Vừa nói, Uyên vừa rút trong túi ra một tờ giấy - "Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xoá." Viết hay quá, phải không?

– Ước gì chúng mình gửi cho Vân được ít nắng phương Nam nhỉ! – Huế nói.

Bức tranh 3:

Điều ước của Huê gợi ra cho Phương một sáng kiến:

- Mình nghĩ ra rồi!

Cả đám trẻ nhao nhao:

- Gì vậy?

Phương tủm tỉm:

- Tụi mình sẽ tặng Vân một vật ngoài Bắc không có.

- Vật gì vậy?

- Cả bọn xoắn xuýt.

- Một cành mai!

- Một cành mai?

- Tất cả sửng sốt, rồi cùng kêu lên:

- Đúng! Một cành mai chở nắng phương Nam.

Bức tranh 4:

Cả nhóm hớn hở quay lại đầu đường, nơi một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng.

Câu 2: Phân vai, kể lại toàn bộ câu chuyện

Hướng dẫn trả lời:

HS chia thành các vai sau để kể lại câu chuyện:

  • Người dẫn chuyện
  • Bạn Uyên
  • Bạn Phương
  • Bạn Huê

Viết sáng tạo trang 91 Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý những tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở:

  • Sự yêu mến, yêu quý, trân trọng dành cho cảnh đẹp đó
  • Sự thích thú, hào hứng, bất ngờ khi được khám phá cảnh đẹp đó
  • Niềm tự hào về cảnh đẹp đó của quê hương
  • Khát khao được giới thiệu, chia sẻ với mọi người vể cảnh đẹp đó

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Hướng dẫn trả lời:

HS tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở lớp 3

Câu 3: Hoàn chỉnh, trang trí và trưng bày bài viết của em.

Hướng dẫn trả lời:

HS tự mình trang trí bài viết bằng cách vẽ hình minh họa, dán ảnh chụp cảnh đẹp hoặc trang trí bằng các phụ kiện.

Bài 4: Cảnh làng Dạ - Vận dụng

Nói lời mời bạn về thăm quê hương hoặc nơi em ở.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

  • Động Phong Nha ở quê mình đẹp lắm. Năm nào cũng có rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan. Các cậu hãy cùng về quê mình để thăm động Phong Nha nhé.
  • Quê ngoại của mình ở An Giang, có rừng tràm Trà Sư rất nổi tiếng. Đến đây, các cậu sẽ được tha hồ khám phá những khu rừng tự nhiên với nhiều loài động vật hoang dã. Các cậu hãy đến đây một lần để được chiêm ngưỡng nhé.

-------------------------------------------

>> Tiếp theo: Bài 1: Hai Bà Trưng

Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 , Tuyển tập văn mẫu lớp 3 Chân trời sáng tạo cùng các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết bám sát chương trình học. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chân trời - Tập 2

    Xem thêm