Tóm tắt bài Bên bờ Thiên Mạc
Tóm tắt bài Bên bờ Thiên Mạc trong chương trình Ngữ văn 8 sách Cánh diều. Tài liệu dưới đây, chúng tôi gửi tới các bạn mẫu Tóm tắt văn bản cho các em tham khảo, biết cách tóm tắt tác phẩm, từ đó triển khai làm các bài văn liên quan tới tác phẩm hiệu quả.
Bài: Bên bờ Thiên Mạc
Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 1
Đoạn trích kể về việc Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ hết sức quan trọng và tuyệt mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng Thiên Mạc. Trước giờ chia tay, Trần Bình Trọng đã xóa vết xăm nô tì trên trán Hoàng Đỗ để cậu bé trở thành người dân bình thường.
Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 2
Quả thực, Trần Quốc Tuấn rất có mắt nhìn người khi giao trọng trách to lớn ấy cho một đứa trẻ. Ông biết rằng, đây là một đứa trẻ gan dạ, thông minh và vô cùng yêu nước. Từ đó mà ông còn suy nghĩ thêm nếu như đất nước có thêm những người lính như Hoàng Đỗ với tấm lòng gan dạ, sẵn sàng vì dân vì nước thì thật hạnh phúc biết bao. Và cũng chính sự can đảm và lòng dũng cảm của cậu bé mà ông quyết định thưởng cho cậu bé. Thế nhưng, ông lại chẳng có gì ngoài mấy bộ quần áo chiến và thanh kiếm. Hoàng Đỗ còn quá nhỏ để sử dụng áo chiến và kiếm. Suy nghĩ hồi lâu, ông sực nhớ ra một điều vô cùng lớn lao. Liền rút thanh kiếm, dùng mũi kiếm rạch lên trán cậu bé một ô vuông nhỏ và lột làn da có thích chàm ba chữ “Quan trung khách”. Đây là ba chữ đại diện cho thân phận của những người tự do, phân biệt với các nô tì thân phận thấp hèn. Với cậu bé, chắc hẳn đây sẽ là món quà mà cậu khát khao và trân quý lắm. Bởi từ nay về sau, cậu bé sỡ bớt cực khổ và cơ cực hơn. Sau đó, với tấm lòng rộng lượng của mình, Trần Quốc Tuấn còn nhận Hoàng Đỗ là em nuôi.
Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 3
Đoạn trích Bên bờ thiên mạc kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. Mở đầu câu chuyện là khi Trần Quốc Tuấn bắt gặp một cậu bé chăn ngựa sáng sủa và thông thạo về bãi lầy - nơi mà lát nữa cậu bé sẽ phải mang bản lệnh trao cho Thượng tướng quân. Trần Quốc Tuấn đã giao cho Hoàng Đỗ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng liên quan lớn tới vận mệnh của đất nước. Trước khi giao, ông còn không quên căn dặn cho cậu về về sự quan trọng của nhiệm vụ. Nếu như gặp giặc phải cố mà vượt thoát, nếu không phải nhau nuốt bản lệnh không để lọt bản lệnh vào tay quân giặc. Thế nhưng, dù gì thì Hoàng Đỗ vẫn là một đứa trẻ, vẫn có những nỗi sợ hãi và lo lắng. Cậu lo lắng nếu đi nửa đường bị giặc bao vây phải làm sao. Tuy miệng nói là sợ những cậu bé vẫn tự mình nghĩ ra cách để chiến thắng lũ giặc và nếu có chết cũng sẽ kéo theo lũ giặc chết cùng.
Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc - Mẫu 4
Trần Quốc Tuấn, một vị tướng uyên thâm và giàu kinh nghiệm, đã giao phó một nhiệm vụ quan trọng cho Hoàng Đỗ – một cậu bé nô tì người làm việc tại vùng đất Thiên Mạc. Trước khi trao nhiệm vụ, ông đã dành thời gian để đính chính sự quan trọng của nhiệm vụ và cảnh báo cậu rằng nếu gặp kẻ thù, cậu phải tìm mọi cách để trốn thoát hoặc trong trường hợp không thể, phải nhai nuốt lệnh chỉ để tránh để lọt vào tay quân giặc. Tuy nhiên, dù là một đứa trẻ, Hoàng Đỗ không ngại đối mặt với nỗi sợ hãi và lo lắng. Trái tim cậu bé tràn đầy lòng can đảm và ý chí chiến đấu.
Với ý nghĩ sáng tạo và nghị lực vượt trội của mình, Hoàng Đỗ đã tự nghĩ ra một chiến thuật để đánh bại đám quân giặc và thuận lợi nhận được sự công nhận từ Trần Quốc Tuấn. Như một phần thưởng xứng đáng cho sự dũng cảm và sự đóng góp của cậu, ông đã trao cho Hoàng Đỗ một bộ quần áo chiến binh và một thanh kiếm. Thậm chí, ông còn tự tay lột da và chàm ba chữ “Quan trung khách” lên trán của cậu bé. Ba chữ này trở thành biểu tượng đại diện cho thân phận cao quý của những người tự do, đồng thời phân biệt cậu với những nô tì thấp kém. Với Hoàng Đỗ, đó thực sự là món quà quý giá mà cậu luôn khát khao và trân trọng.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thành công, Trần Quốc Tuấn đã chấp nhận Hoàng Đỗ làm em nuôi của mình. Điều này chứng tỏ sự tín nhiệm và lòng nhân ái của ông dành cho cậu bé. Từ đó, Hoàng Đỗ không chỉ có một người hướng dẫn và bảo vệ, mà còn có một gia đình thứ hai, nơi cậu được yêu thương và chăm sóc.
Cuộc đời của Hoàng Đỗ từ đó trở nên khác biệt. Cậu bé không chỉ học được những kỹ năng chiến đấu và sự can đảm từ Trần Quốc Tuấn, mà còn được nuôi dưỡng tinh thần tự do và độc lập.
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya