Tóm tắt bài Thiên Trường vãn vọng
VnDoc xin giới thiệu bài Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng Ngữ văn lớp 8 hay, ngắn gọn sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.
Bài: Thiên Trường vãn vọng
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 1
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 2
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 3
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 4
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 5
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 6
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 7
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 8
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 9
- Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 10
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 1
Bài thơ là bức tranh thiên nhiên làng quê qua góc nhìn đầy thi vị của nhà thơ Trần Nhân Tông nhân dịp về thăm quê cũ tại phủ Thiên Trường. Cảnh vật hiện lên trước mắt ông mơ hồ, tựa khói lồng, như ở chốn bồng lai. Khung cảnh nửa thực nửa ảo đó còn mang vẻ đẹp mơ màng, yên bình nhưng không kém phần sinh động được ông cảm nhận bằng cả thính giác khi nghe tiếng sáo “mục đồng địch lí” và thị giác khi ngắm nhìn những chú cò trắng chao liệng. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, dường như tác giả đã cảm nhận cảnh sắc quê hương bằng cách hòa tâm hồn của mình vào thiên nhiên. Từ đó cho ta cảm nhận được tình yêu quê hương dạt dào, sâu nặng của tác giả. Cho ta cảm giác gần gũi, cũng muốn gắn bó hòa mình vào thiên nhiên cùng tác giả.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 2
“Thiên trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông gồm bốn câu thơ ngắn gọn thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ miêu tả về bức tranh làng quê yên bình, tĩnh mịch nhưng không kém phần sống động. Tình cảm dạt dào, nỗi nhớ đến bồi hồi xúc động của nhà thơ với quê cũ được thổ lộ ngay từ hai câu thơ đầu tiên. Trần Nhân Tông cảm nhận thôn quê với nét buồn man mác, mơ hồ, mờ nhạt như khói “đạm tự yên”, bóng chiều tà lấp lửng “bán vô, bán hữu”. Ông tiếp tục cảm nhận nét đẹp bình dị đó bằng cả thính giác và thị giác. Những chú trâu ung dung gặm cỏ vểnh tai nghe tiếng sáo của những đứa trẻ gọi trâu về. Những chú cò trắng từng đôi “bạch lộ song song” chao liệng trên bầu trời rồi sà xuống ruộng. Với ngòi bút miêu tả tài tình, tác giả đã đưa vẻ đẹp bình dị, trong trẻo của làng quê trong tâm trí mình hòa cùng với tâm trí người đọc. Qua đó, ông cho người đọc thấy được tình yêu thương sâu nặng với quê hương, nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên nơi ta thuộc về
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 3
“Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông là bức tranh miêu tả về làng quê yên bình, tĩnh mịch nhưng không kém phần sống động. Nhà thơ miêu tả những cảnh vật đời thường trong làng quê bằng cả thính giác và thị giác. Bài thơ bắt đầu với những câu thơ đầy xúc động về quê cũ của Trần Nhân Tông khi ông nhớ về những khoảnh khắc thanh bình, yên tĩnh mà mình đã trải qua trong quá khứ. Nét buồn man mác và mơ hồ, mờ nhạt như khói đạm tự yên, bóng chiều tà lấp lửng bán vô, bán hữu đã thể hiện sự luyến tiếc đến bồi hồi trong tâm trí của ông. Tiếp theo, Trần Nhân Tông mô tả những cảnh vật đời thường trong làng quê như tiếng sáo mục đồng địch lí của trẻ em, cảnh trâu gặm cỏ vểnh tai và chú cò trắng bay trên bầu trời. Những hình ảnh này đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ màu sắc, trong trẻo nhưng không kém phần sống động và bình dị. Tác giả đã sử dụng ngôn từ tinh tế, miêu tả cảnh vật một cách tỉ mỉ và chân thật như một bức tranh sống động trước mắt độc giả. Với những hình ảnh trong bài thơ, Trần Nhân Tông muốn truyền tải đến độc giả tình yêu thương sâu sắc của mình đối với quê hương. Qua những cảnh vật đơn giản, nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người đừng quên đi nơi mình đã từng sinh ra và lớn lên. Bài thơ đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ đến độc giả với sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế trong miêu tả của nhà thơ.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 4
Bài thơ "Thiên Trường vãn vọng" là một tác phẩm thi ca của nhà thơ Trần Nhân Tông, miêu tả về cảnh vật đẹp tuyệt trần trong quê hương của ông. Tác phẩm được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, truyền tải những cảm xúc sâu sắc của tác giả đối với thiên nhiên quê hương. Trong bài thơ, Trần Nhân Tông mô tả cảnh vật Thiên Trường bằng những hình ảnh tuyệt đẹp, như khung cảnh như ở chốn bồng lai. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả tiếng sáo mục đồng địch lí và những chú cò trắng chao liệng tạo nên một không gian yên bình, thanh tịnh, tươi đẹp. Với tình yêu quê hương sâu sắc, Trần Nhân Tông đã hòa mình vào thiên nhiên, truyền tải những cảm xúc chân thành, giúp người đọc cảm nhận được sự gần gũi, tình cảm, sự bình yên của quê hương. Bài thơ đã thành công trong việc truyền tải tinh thần yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước của tác giả đến với người đọc.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 5
“Thiên Trường Vãn Vọng” là một bài thơ của nhà thơ Trần Nhân Tông, nơi ông đã trở về quê hương tại phủ Thiên Trường. Bài thơ này miêu tả cảnh vật thiên nhiên của quê hương một cách tuyệt vời, khiến người đọc như lạc vào một thế giới thơ mộng, yên bình và đầy thi vị. Trong bài thơ, Trần Nhân Tông miêu tả về khung cảnh tự nhiên ở quê hương của mình bằng những từ ngữ tuyệt vời như “tựa khói lồng” hay “nửa thực nửa ảo”. Những hình ảnh như chú cò trắng chao liệng và tiếng sáo “mục đồng địch lí” càng tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của quê hương. Trong bài thơ, Trần Nhân Tông sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt để thể hiện sự hoà quyện tâm hồn của ông với thiên nhiên. Từ bài thơ “Thiên Trường Vãn Vọng”, chúng ta có thể cảm nhận được sự yêu quý và đắm say của tác giả với quê hương. Tác giả đã miêu tả quê hương của mình một cách tinh tế và sống động, khiến người đọc như được trải nghiệm trực tiếp vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình. Bài thơ này là một tuyệt phẩm thơ ca tình cảm với quê hương và là một tác phẩm văn học đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 6
Tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua của nước ta, ông không chỉ là một nhà vua yêu nước, vì nước vì dân mà còn là một vị anh hùng để lại nhiều chiến công cho dân tộc ta. Tác phẩm “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã thể hiện được tinh thần yêu nước của Trần Nhân Tông.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 7
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần. Bài thơ có sự kết hợp tiểu đối và điệp ngữ một cách sáng tạo. Nhịp thơ êm ái hài hòa, giọng điệu tha thiết thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa. Đó là bức tranh phong cảnh làng quê quen thuộc ở bất cứ vùng đất nào của nước ta, chỉ bằng vài ba nét phác họa nhưng cho thấy một bức tranh thật thanh bình, yên ả. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 8
Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” của vua Trần Nhân Tông đã vẽ lên một bức tranh về miền quê miền Bắc Việt Nam vô cùng tươi đẹp. Bài thơ không chỉ thể hiện cho tài năng, sự tinh tế trong cách quan sát của nhà thơ mà còn thể hiện sự nặng tình nặng nghĩa của tác giả đối với mảnh đất quê hương. Giữa khung cảnh làng quê ấy, tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 9
Trần Nhân Tông là vị vua, vị anh hùng nổi tiếng chính trực, nhân ái thương dân và cũng là nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của ông còn lưu lại đến thời nay đó là tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, hay còn gọi theo tiếng hán nôm là Thiên Trường vãn vọng. Bài thơ được sáng tác trong dịp vị vua anh minh vi hành về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
Tóm tắt Thiên Trường vãn vọng - mẫu 10
Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” được sáng tác trong hoàn cảnh vua Trần Nhân Tông về phủ Thiên Trường nghỉ ngơi. Bài thơ được viết bằng chữ Hán thơ thể thất ngôn tứ tuyệt với từ ngữ gần gũi, giản dị nhưng đầy cảm xúc
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt bài Ca Huế trên sông Hương