Tổng hợp kiến thức hóa 12 học kì 1 Đầy đủ Chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
TỔNG HỢP KIẾN THỨC HÓA 12 HỌC 1
Một số kiến thức ôn tập trước khi o bài este
Bảng 1: Tên gọi của 1 số axit thường gặp
Công thức cấu tạo
Tên thường
Tên thay thế
HCOOH
Axit fomic
Axit metanoic
CH
3
COOH
Axit axetic
Axit etanoic
C
2
H
5
COOH
Axit propionic
Axit propanoic
CH
3
CH
2
CH
2
COOH
Axit butiric
Axit butanoic
Axit isobutiric
Axit 2-metylpropanoic
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
COOH
Axit valeric
Axit pentanoic
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
2
COOH
Axit caproic
Axit hexanoic
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
2
CH
2
COOH
Axit enangtoic
Axit heptanoic
(COOH)
2
Axit oxalic
Axit etan đioic
CH
2
(COOH)
2
Axit malonic
Axit propan đioic
(CH
2
)
2
(COOH)
2
Axit sucxinic
Axit butan đioic
(CH
2
)
3
(COOH)
2
Axit glutaric
Axit pentan đioic
CH
2
=CH-COOH
Axit acrylic
Axit propenoic
Axit metacylic
Axit 2-metylpropenoic
Bảng 2: Tên gọi của 1 số gốc thường gặp
Công thức cấu tạo
Tên thường
Công thức cấu
tạo
Tên thường
CH
3
-
Metyl
Sec-butyl
C
2
H
5
-
hoặc CH
3
CH
2
-
Etyl
Tert-butyl
C
3
H
7
-
hoặc CH
3
CH
2
CH
2
-
Propyl
CH
2
=CH
-
Vinyl
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
-
Butyl
CH
2
=CH-CH
2
-
Anlyl
Isobutyl
C
6
H
5
-
Phenyl
C
6
H
5
CH
2
-
Benzyl
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
CHƯƠNG I : ESTE LIPIT
BÀI 1 : ESTE
I/ Khái niệm: Khi thay thế nhóm OH
-
trong phân t axit cacboxylic bằng nhóm OR’ của phân
tử ancol, ta thu được este.
dụ : CH
3
COOH + C
2
H
5
OH
0
2 4
, H dnt SO

CH
3
COOC
2
H
5
+ H
2
O
Tổng quát : RCOOH + R’OH
RCOOR + H
2
O
II/ Đồng phân, danh pp :
RCOOR’ (R H hoặc gốc hiđrocacbon , R là gốc hiđrocacbon )
Cách gọi : n gốc hiđrocacbon R + tên anion gốc axit (gọi theo tên thường của axit,
đuôi ic => at )”
1/ Este no, đơn chức, mạch h :
C
n
H
2n
O
2
(n 2) hoặc C
n
H
2n+1
COOC
m
H
2m+1
(n 0 , m ≥ 1)
+ n = 2 : C
2
H
4
O
2
(1 este) HCOOCH
3
: metyl fomiat (metyl fomat)
+ n = 3 : C
3
H
6
O
2
(2 este) HCOOC
2
H
5
: etyl fomat CH
3
COOCH
3
: metyl axetat
+ n = 4 : C
4
H
8
O
2
(4 este)
HCOOCH
2
CH
2
CH
3
propyl fomat
isopropyl fomat
CH
3
COOC
2
H
5
etyl axetat
C
2
H
5
COOCH
3
metyl propionat
+ n = 5 : C
5
H
10
O
2
(9 este)
HCOOCH
2
CH
2
CH
2
CH
3
butyl fomat
sec-butyl fomat
isobutyl fomat
tert-butyl fomat
CH
3
COOCH
2
CH
2
CH
3
propyl axetat
ispropyl axetat
C
2
H
5
COOCH
2
CH
3
metyl propionat
CH
3
CH
2
CH
2
COOCH
3
metyl butirat
metyl isobutirat
2/ Este không no, đơn chức, mạch hở, 1 nối đôi C=C : C
n
H
2n-2
O
2
(n 3)
+ n = 3: C
3
H
4
O
2
(1 este) HCOOCH=CH
2
: vinyl fomat
+ n = 4: C
4
H
6
O
2
(5 este)
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
goài ra, este C
4
H
6
O
4
còn đồng phân este C
5
H
8
O
4
còn đồng phân không
thuộc hai dạng phân loại ở trên.
III/ nh chất vật lí:
- Các este chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường.
- c este có mùi thơm đặc tng : isoamyl axetat CH
3
COOCH
2
CH
2
CH(CH
3
)
2
mùi chuối
chín, etyl butirat CH
3
CH
2
CH
2
COOC
2
H
5
etyl propionat CH
3
CH
2
COOC
2
H
5
mùi dứa,
geranyl axetat i hoa hồng, benzyl axetat CH
3
COOCH
2
C
6
H
5
mùi hoa nhài ....
- Không tan trong nước, nh hơn nước. Thường có t
0
sôi độ tan trong nước thp n hẳn
các axit ancol ng số cacbon hoặc cùng phân t khối (nguyên nhân : không tạo được liên
kết hiđ giữa este với nước và este với nhau).
IV/ nh chất hóa học :
1/ Phản ứng thủy phân : (phản ứng đặc trưng của este)
a/ Thủy phân trong môi trường axit :
dụ: CH
3
COOC
2
H
5
+ H
2
O
0
2 4
, Ht SO

CH
3
COOH + C
2
H
5
OH
Tổng quát : RCOOR + H
2
O
0
2 4
, Ht SO

RCOOH + R’OH
Đặc điểm : phản ng thuận
nghịch (2 chiều) , cần xúc c là H
2
SO
4
và nhiệt độ cao.
(vì phản ứng thuận nghch nên este vẫn còn tạo thành hai chất lỏng tách lớp )
b/ Thủy phân trong môi trường kiềm : (phản ứng xà phòng hóa)
dụ : CH
3
COOC
2
H
5
+ NaOH
0
t

CH
3
COONa + C
2
H
5
OH
Tổng quát : RCOOR + NaOH
0
t

RCOONa + R’OH
Đặc điểm : phản ng 1 chiu
(không thuận nghch) , xảy ra nhit độ cao.
(vì phản ứng 1 chiều n este hết sản phẩm đồng nhất )
(**) Một số phản ứng đặc biệt :
c/ Este có dạng anđêhit : RCOOCH=CH-R (R và R H hoặc c gốc hiđrôcacbon)
→ khi thủy phân trong môi trường axit : sinh ra axit và anđêhit
dụ : CH
3
COOCH=CH
2
+ H
2
O
0
2 4
, Ht SO

CH
3
COOH + CH
3
CHO

Lý thuyết hóa 12 học kì 1

Tổng hợp kiến thức hóa 12 học kì 1 Đầy đủ Chi tiết được VnDoc biên soạn tổng hợp là toàn bộ nội dung ôn tập hóa 12 học kì 1, kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi chương giúp các bạn củng cố luyện tập, chuẩn bị tốt cho các kì thi quạn trọng.

Tổng hợp kiến thức hóa 12 học kì 1

Một số kiến thức ôn tập trước khi vào bài este

Bảng 1: Tên gọi của 1 số axit thường gặp

Lý thuyết hóa 12 kì 1Bảng 2: Tên gọi của 1 số gốc thường gặp

Lý thuyết hóa học 12CHƯƠNG I : ESTE – LIPIT

BÀI 1 : ESTE

I/ Khái niệm: Khi thay thế nhóm OH- trong phân tử axit cacboxylic bằng nhóm OR’ của phân tử ancol, ta thu được este.

Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH \overset{t^{\circ },H_{2} SO_{4}đn  }{\rightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O

Tổng quát  RCOOH + R’OH \overset{t^{\circ },H_{2} SO_{4}đn  }{\rightleftharpoons} RCOOR’ + H2O

II/ Đồng phân, danh pháp:

RCOOR’ (R là H hoặc gốc hiđrocacbon , R’ là gốc hiđrocacbon )

Cách gọi: “Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên anion gốc axit (gọi theo tên thường của axit, đuôi ic => at )”

1/ Este no, đơn chức, mạch hở:

CnH2nO2 (n ≥ 2) hoặc CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0 , m ≥ 1)

  • n = 2: C2H4O2 (1 este) HCOOCH3: metyl fomiat (metyl fomat)
  • n = 3: C3H6O2 (2 este) HCOOC2H5: etyl fomat và CH3COOCH3: metyl axetat
  • n = 4: C4H8O2 (4 este)
HCOOCH2CH2CH3 propyl fomat

isopropyl fomat

isopropyl fomat

CH3COOC2H5

etyl axetat

C2H5COOCH3

metyl propionat

n = 5 : C5H10O2 (9 este)

HCOOCH2CH2CH2CH3

butyl fomat

sec-butyl fomat

sec-butyl fomat

isobutyl fomat

isobutyl fomat

tert-butyl fomat

tert-butyl fomat

CH3COOCH2CH2CH3

propyl axetat

ispropyl axetat

ispropyl axetat

C2H5COOCH2CH3

metyl propionat

CH3CH2CH2COOCH3

metyl butirat

metyl isobutirat

metyl isobutirat

2/ Este không no, đơn chức, mạch hở, 1 nối đôi C=C: CnH2n-2O2 (n ≥ 3)

+ n = 3: C3H4O2 (1 este) HCOOCH=CH2: vinyl fomat

+ n = 4: C4H6O2 (5 este)

Ngoài ra, este C4H6O4 còn đồng phân este C4H6O4

và este C5H8O4 còn đồng phân  este C5H8O4không thuộc hai dạng phân loại ở trên.

III/ Tính chất vật lí:

Các este là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường.

Các este có mùi thơm đặc trưng: isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín, etyl butirat CH3CH2CH2COOC2H5 và etyl propionat CH3CH2COOC2H5 có mùi dứa, geranyl axetat có mùi hoa hồng, benzyl axetat CH3COOCH2C6H5 có mùi hoa nhài....

Không tan trong nước, nhẹ hơn nước. Thường có t0 sôi và độ tan trong nước thấp hơn hẳn các axit và ancol cùng số cacbon hoặc cùng phân tử khối (nguyên nhân: không tạo được liên kết hiđrô giữa este với nước và este với nhau).

IV/ Tính chất hóa học:

1/ Phản ứng thủy phân: (phản ứng đặc trưng của este)

a/ Thủy phân trong môi trường axit:

Ví dụ: CH3COOC2H5 + H2O \overset{t^{\circ } , H_{2} SO_{4} đn}{\rightleftharpoons}CH3COOH + C2H5OH

Tổng quát: RCOOR’ + H2O \overset{t^{\circ } , H_{2} SO_{4} đn}{\rightleftharpoons}RCOOH + R’OH

Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch (2 chiều), cần xúc tác là H2SO4 và nhiệt độ cao.

(vì phản ứng thuận nghịch nên este vẫn còn dư và tạo thành hai chất lỏng → tách lớp )

b/ Thủy phân trong môi trường kiềm: (phản ứng xà phòng hóa)

Ví dụ: CH3COOC2H5 + NaOH \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CH3COONa + C2H5OH

Tổng quát: RCOOR’ + NaOH \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} RCOONa + R’OH

Đặc điểm: phản ứng 1 chiều (không thuận nghịch) , xảy ra ở nhiệt độ cao.

(vì phản ứng 1 chiều nên este hết → sản phẩm đồng nhất )

(**) Một số phản ứng đặc biệt:

c/ Este có dạng anđêhit: RCOOCH=CH-R’ (R và R’ là H hoặc các gốc hiđrôcacbon)

  • Khi thủy phân trong môi trường axit: sinh ra axit và anđêhit

Ví dụ: CH3COOCH=CH2 + H2O \overset{t^{\circ },H_{2} SO_{4}  }{\rightleftharpoons}CH3COOH + CH3CHO

  • Khi thủy phân trong môi trường bazơ: sinh ra muối và anđêhit

Ví dụ: HCOOCH=CH-CH3 + NaOH \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}HCOONa + CH3CH2CHO

d/ Este đơn chức của phenol: cộng NaOH hoặc KOH tỉ lệ 1:2, sản phẩm tạo 2 muối và nước.

RCOOC6H4R’ + 2NaOH → RCOONa + R’C6H4ONa + H2O

Ví dụ: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

HCOOC6H4CH3 + 2NaOH → HCOONa + CH3C6H4ONa + H2O

e/ Este tráng bạc: có dạng HCOOR (R bất kì)

f/ Phản ứng ở gốc hiđrôcacbon: các este không no có phản ứng ở gốc hiđrôcacbon (phản ứng cộng dung dịch Br2, phản ứng trùng hợp ...)

g/ Phản ứng cháy: este no đơn hở CnH2nO2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} nCO2 + nH2O

V/ Điều chế:

  • Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp ancol và axit cacboxylic, có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (phản ứng este hóa)

RCOOH + R’OH \overset{t^{\circ },H_{2} SO_{4}  }{\rightleftharpoons}RCOOR’ + H2O

  • Một số este có phương pháp điều chế riêng:

Vinyl axetat: CH3COOH + CH≡CH \overset{t^{\circ },xt }{\rightarrow} CH3COOCH=CH2

Este của phenol: C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH

Anhidrit axetic phenyl axetat

VI/ Ứng dụng:

Do có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên một số este được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat).

Một số polime của este được dùng làm chất dẻo: poli (vinyl axetat), poli (metyl metacrylat)...

Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm (benzyl fomat, etyl fomat,... ), mĩ phẩm (linalyl axetat, geranyl axetat,...)

...........

BÀI TẬP

Câu 1: Chất thuộc loại đisaccarit là

A. glucozơ.

B. saccarozơ.

C. xenlulozơ.

D. fructozơ.

Câu 2: Hai chất đồng phân của nhau là

A. glucozơ và mantozơ.

B. fructozơ và glucozơ.

C. fructozơ và mantozơ.

D. saccarozơ và glucozơ

Câu 3: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. HCOOH.

D. CH3CHO.

Câu 4: Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

B. phản ứng với dung dịch NaCl.

C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hoá:

Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH.

B. CH3CH2OH và CH3CHO.

C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

D. CH3CH2OH và CH2=CH2.

Câu 6: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. xenlulozơ.

B. tinh bột.

C. fructozơ.

D. saccarozơ.

Câu 7: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.

B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

D. kim loại Na.

Câu 8: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là

A. 184 gam.

B. 276 gam.

C. 92 gam.

D. 138 gam.

Câu 9: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 16,2 gam.

B. 10,8 gam.

C. 21,6 gam.

D. 32,4 gam.

Câu 10: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 2,25 gam.

B. 1,80 gam.

C. 1,82 gam.

D. 1,44 gam.

Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. ancol etylic, anđehit axetic.

B. glucozơ, ancol etylic.

C. glucozơ, etyl axetat.

D. glucozơ, anđehit axetic.

Câu 12: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Câu 13: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là

A. Cu(OH)2

B. dung dịch brom.

C. [Ag(NH3)2] NO3

D. Na

Câu 14: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 11,4 %

B. 14,4 %

C. 13,4 %

D. 12,4 %

Câu 15: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là

A. 10000

B. 8000

C. 9000

D. 7000

...................................

Để xem và tải toàn bộ tài liệu Tổng hợp kiến thức hóa 12 học kì 1 Đầy đủ Chi tiết mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới.

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Tổng hợp kiến thức hóa 12 học kì 1 Đầy đủ Chi tiết. Nội dung  tài liệu bám sát lý thuyết hóa 12 hữu cơ, kèm theo các ví dụ minh họa giúp bạn đọc dễ dàng theo dõi. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Quyết tâm đỗ Đại Học Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
2 1.610
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm