Trắc nghiệm bài Đất nước Ngữ văn 12
Trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án
Trắc nghiệm bài Đất nước Ngữ văn 12 vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết với các câu hỏi được xây dựng theo chương trình học môn Văn lớp 12 nhằm hỗ trợ thầy cô cùng các em trong quá trình củng cố kiến thức và ôn luyện nâng cao kết quả học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
- Trắc nghiệm bài Đất nước Ngữ văn 12
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chương 1
- Trắc nghiệm bài Chiếc thuyền ngoài xa
Trắc nghiệm Đất nước Nguyễn Khoa Điềm
1. Trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ai đã "góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên"?
A. Những vị vua anh minh quan tâm tới việc khoa cử.
B. Những người học trò nghèo.
C. Những người thợ dân gian tài hoa.
D. Những vị Trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử.
2. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là
A. Một bài trường ca.
B. Một đoạn trích trong trường ca "Mặt đường và khát vọng".
C. Một chương trong trường ca "Mặt đường và khát vọng".
D. Một bài thơ.
3. Câu thơ: "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy" trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được lấy ý từ
A. Truyền thuyết Thánh Gióng.
B. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt.
C. Một câu ca dao xưa.
D. Bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy.
4. Câu "Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn" trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm có ý nghĩa phù hợp với cảm xúc mà tác giả đang thể hiện là
A. Gợi nhớ hình ảnh thân thiết về người bà thân yêu.
B. Đất nước gắn với những phong tục lâu đời của dân tộc là tục ăn trầu có từ thời vua Hùng. Hình ảnh bà ăn trầu gợi phong tục và gợi hình đất nước.
C. Gợi nhớ câu chuyện cảm động, đầy tình nghĩa là "Sự tích trầu cau".
D. Gợi nhớ hình ảnh rất quen thuộc trong đất nước là người bà ăn trầu.
5. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm quê ở
A. Hà Nội.
B. Quảng Ngãi.
C. Thừa Thiên - Huế.
D. Nghệ An.
6. Ý nào sau đây không nằm trong mạch suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm trong Đất Nước?
A. Đất nước gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày của con người.
B. Đất nước là đất nước của nhân dân.
C. Đất nước hóa thân trong mỗi con người, vì thế mỗi con người phải có trách nhiệm với đất nước.
D. Đất nước chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh.
7. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi nào sau đây?
A. Đất Nước của Nhân dân.
B. Đất Nước của ca dao thần thoại.
C. Đất Nước của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
D. Đất Nước của những vương triều trong lịch sử.
8. Sự hình dung nào không có về Đất Nước trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
A. Sự hình dung qua thời gian trị vì của các triều đại phong kiến Việt Nam.
B. Sự hình dung qua chiều dài thời gian, lịch sử.
C. Sự hình dung qua chiều sâu văn hóa - phong tục, lối sống, tính cách của con người Việt Nam.
D. Sự hình dung qua bề rộng của không gian - lãnh thổ địa lí.
9. Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm nằm ở chương nào của trường ca Mặt đường khát vọng?
A. Chương V
B. Chương II
C. Chương I
D. Chương IV
10. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là đoạn thơ mang tính
A. Chính luận - trữ tình.
B. Trữ tình.
C. Chính luận.
D. Hiện thực - trào lộng.
11. Đối với suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm trong “Đất Nước” thì ai là người “đã làm ra Đất Nước”.
A. Các vị vua của các triều đại phong kiến.
B. Những người anh hùng nổi tiếng trong lịch sử.
C. Những đấng nam nhi - rường cột của xã hội.
D. Vô vàn những người con gái, con trai vô danh, bình dị.
12. Khổ thơ:
“Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
1. Khổ thơ trên tiêu biểu cho cách vận dụng vốn ca dao rất sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm trong cả đoạn trích “Đất Nước”. Đó là các vận dụng nào sau đây:
A. Trích nguyên câu lục trong bài ca dao lục bát.
B. Không lặp lại nguyên văn mà . dùng hình ảnh của câu ca dao.
C. Vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng trở thành câu thơ, ý thơ gắn bó với mạch thơ của bài.
D. Cả ba cách vận dụng trên.
2. Khổ thơ trên đã nói lên được phương diện quan trọng nào sau đây trong truyền thống nhân dân, dân tộc.
A. Say đắm trong tình yêu.
B. Quý trọng tình nghĩa.
C. Biết căm thù và quyết tâm chiến đấu.
D. Cả ba phương diện trên.
13. Để góp phần thể hiện thành công tư tưởng cốt lõi của nhận thức về đất nước: “Đất Nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” Nguyễn Khoa Điềm đã tạo được một không khí, giọng điệu, không gian, nghệ thuật riêng bằng cách vận dụng vốn văn học, văn hóa dân gian phong phú, độc đáo.
Đánh giá trên là:
A. Đúng.
B. Sai.
14. Về phương diện địa lí, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận đất nước là khoảng “không gian mênh mông” nhưng vẫn gần gũi, thân thiết và rất đáng tự hào đối với mỗi người, đó là nơi nào sau đây.
A. Nơi gắn với kỉ niệm tuổi thơ.
B. Nơi hò hẹn của tình yêu.
C. Là rừng vàng, biển bạc.
D. Tất cả những nơi trên.
E. Điểm a, b.
Đáp án Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12.1 | 12.2 | 13 | 14 |
Đáp án | A | D | D | B | D | D | A | C | C | C | D | D | D | A | D |
VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Trắc nghiệm bài Đất nước Ngữ văn 12. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu học tập khác tại các mục Toán lớp 12, Tiếng Anh lớp 12...