Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chương 1

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chương 1 với các câu hỏi được xây dựng theo chương trình học môn Văn lớp 12 nhằm hỗ trợ thầy cô cùng các em trong quá trình củng cố kiến thức và ôn luyện nâng cao kết quả học tập.

Ngữ văn 12 chương 1: Các văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng

Câu 1: Cô-phi An-nan đã không sử dụng cách thức nào để làm tăng hiệu quả và sức thuyết phục khi nêu lên những việc cần phải làm và đưa ra lời kêu gọi thế giới phòng chống AIDS trong văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003?

A. Sử dụng các thao tác lập luận so sánh và bác bỏ; tạo dựng mối tương quan giữa một bên là sự thờ ơ trước dịch HIV/AIDS và một bên là cái chết để khẳng định tầm quan trọng của việc phòng chống đại dịch AIDS.

B. Sử dụng những cách nói giàu hình ảnh, tạo được ấn tượng mạnh đối với người đọc, người nghe.

C. Sử dụng linh hoạt các kiểu câu khác nhau, với độ dài ngắn khác nhau nhằm trình bày các lập luận một cách lôgic, thuyết phục đồng thời thể hiện thái độ, ý chí, tình cảm của người viết.

D. Sử dụng những câu cảm thán để thể hiện rõ quan điểm, thái độ, tình cảm, ý chí của tác giả đối với việc đấu tranh phòng chống đại dịch HIV/AIDS.

Câu 2. Đối tượng của dạng đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là gì?

A. Một triết lí được rút ra từ một câu nói nổi tiếng.

B. Một hiện tượng đang nóng bỏng, xôn xao dư luận.

C. Một đoạn thơ, bài thơ, hình tượng thơ.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3. Phương án nào không nêu đúng các đặc điểm nghệ thuật của đoạn văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập: từ "Thế mà hơn 80 năm nay" đến "bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn"?

A. Ngôn ngữ đoạn văn rất sắc sảo, gợi cảm và giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn thể hiện sinh động tội ác của thực dân Pháp và nỗi khổ cực trăm bề của dân ta khi phải chịu đựng ách đô hộ của chúng..

B. Sử dụng nhiều câu văn dài, cấu trúc ngữ pháp có sự mở rộng các thành phần nhằm cung cấp thêm nhiều thông tin cho người đọc, người nghe về những tội ác dã man của thực dân Pháp và thể hiện sự công phẫn, bất bình của tác giả trước những hành động ấy.

C. Tác giả sử dụng rất hiệu quả biện pháp tu từ: liệt kê, ẩn dụ, lặp từ, lặp cấu trúc cú pháp.

D. Các luận chứng được đưa ra rất toàn diện, đầy đủ, bao quát các mặt của đời sống xã hội, vừa đảm bảo tính chất ngắn gọn, khái quát, vừa chính xác, thuyết phục.

Câu 4. Các khái niệm khoa học có được là do kết quả của quá trình nào của con người?

A. Cụ thể và khái quát

B. Khái quát và trừu tượng

C. Tư duy và nhận thức

D. Trừu tượng và cụ thể

Câu 5. Câu nào sau đây không đảm bảo tính trong sáng trong tiếng Việt?

A. Đó là tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài - những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc

B. Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài - những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc - thật là sâu nặng.

C. Đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài - những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc, tác giả đã dành cho họ một tình cảm thiết tha, chân thành.

D. Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ quốc

Câu 6. Giá trị nội dung tiêu biểu của tác phẩm Lục Vân Tiên được tác giả văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc nêu lên là gì?

A. Tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi những giá trị đạo đức đáng quý trọng và ca ngợi những con người trung nghĩa.

B. Tác phẩm thể hiện vô cùng xúc động niềm xót thương, lòng ngưỡng mộ của tác giả với những người nghĩa quân dũng cảm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

C. Tác phẩm thể hiện chân thành và xúc động nỗi lòng và những tâm sự sâu kín của nhà thơ đối với vận mệnh của đất nước.

D. Tác phẩm thể hiện sự cảm thông sâu sắc, sự lo lắng, đau xót cho tình cảnh khổ cực của nhân dân trước họa ngoại xâm.

Câu 7. "Sáng" và "trong" theo cách hiểu của Xuân Diệu có nghĩa là gì?

A. Cả "sáng" và "trong" đều là những phẩm chất để nói về hình thức.

B. Cả "sáng" và "trong" đều là những phẩm chất để nói về nội dung.

C. "sáng" là phẩm chất để nói về hình thức, "trong" là phẩm chất để nói về nội dung.

D. "sáng" là phẩm chất để nói về nội dung, "trong" là phẩm chất nói về hình thức.

Câu 8. Điền vào dấu [...] để hoàn thành câu văn trong văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003: "Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với [...]".

A. "sự thất bại".

B. "sự vô trách nhiệm".

C. "sự tự hủy diệt".

D. "cái chết".

Câu 9. Những chuẩn mực, quy tắc về phát âm, cách dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn... góp phần thể hiện điều gì?

A. Tạo ra những khuôn sáo trong quá trình giao tiếp.

B. Góp phần làm cho ngôn ngữ tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng và sinh động.

C. Làm cho tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ khô khan và cứng nhắc.

D. Giúp mỗi người thể hiện rõ ràng, mạch lạc nội dung tư tưởng, tình cảm của mình và lĩnh hội được nội dung muốn truyền đạt của người khác.

Câu 10. Để đảm bảo sự trong sáng, tiếng Việt có thái độ như thế nào đối với cái mới và cái sáng tạo?

A. Tiếp nhận cái mới, phủ nhận cái sáng tạo.

B. Phủ nhận hoàn toàn.

C. Nếu cái mới, cái sáng tạo phù hợp thì tiếp nhận.

D. Tiếp nhận hoàn toàn.

Câu 11. Hồ Chí Minh quan niệm cần phải làm gì sau khi viết xong một bài báo? Câu trả lời của bạn:

A. Đọc kĩ và tự chỉnh sửa.

B. Nhờ người khác xem và sửa hộ.

C. Đọc lại 3 lần và đem in.

D. Chỉ cần đọc lướt qua một hai lần.

Câu 12.

(1): "Vua Bảo Đại thoái vị"

(2): "Nhật hàng"

(3): "Pháp chạy"

Hãy sắp xếp các thành phần (1), (2), (3) theo đúng thứ tự mà tác giả Tuyên ngôn Độc lập đã viết trong văn bản ấy.

Câu trả lời của bạn:

A. (1) - (3) - (2).

B. (1) - (2) - (3).

C. (2) - (1) - (3).

D. (3) - (2) - (1).

Câu 13. Câu nói "Người thanh tiếng nói cũng thanh" là để chỉ đặc điểm nào của ngôn ngữ tiếng Việt? Câu trả lời của bạn:

A. Sâu sắc, đa dạng.

B. Lịch sự, văn hóa.

C. Trong sáng, lành mạnh.

D. Nhẹ nhàng, triết lí.

Câu 14. Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh). Câu trả lời của bạn:

A. "nhân đạo và chính nghĩa".

B. "luật pháp và công lí".

C. "dân chủ và tiến bộ xã hội".

D. "lẽ phải và công lí".

Câu 15. Văn bản "Chia chiếc bánh của mình cho ai" là một văn bản nghị luận về một hiện tượng của đời sống, vậy theo em, cần có những ý nào trong phần Thân bài? Câu trả lời của bạn:

A. Giới thiệu vấn đề sử dụng thời gian, giải thích hiện tượng chiếc bánh thời gian, phân tích việc sử dụng thời gian hợp lí, nêu bài học cho bản thân.

B. Tóm tắt những việc làm của Nguyễn Hữu Ân, hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có gì tiêu biểu, phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống của thanh niên, học sinh.

C. Giới thiệu về việc sử dụng thời gian như thế nào, giải thích ý nghĩa hình tượng chiếc bánh, phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống, trình bày suy nghĩ của bản thân.

D. Giải thích ý nghĩa hình tượng chiếc bánh, phân tích việc làm của Nguyễn Hữu Ân, bình luận về ý nghĩa của việc làm đó, nêu bài học cho bản thân.

Câu 16. "Chúng ta" và "họ" trong câu văn: "Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ" (Trích Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003) là để chỉ đối tượng nào? Câu trả lời của bạn:

A. "Chúng ta" chỉ những người không mắc AIDS, còn "họ" là những người đã bị mắc AIDS.

B. "Chúng ta" là chỉ những người đang nỗ lực hành động để đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, còn "họ" là những người thờ ơ, không quan tâm đến việc phòng chống AIDS.

C. "Chúng ta" chỉ những quốc gia phát triển, nơi tỉ lệ dân số nhiễm HIV/AIDS thấp, còn "họ" chỉ những quốc gia đang phát triển, các nước nghèo, là những "điểm nóng" của đại dịch với tỉ lệ dân số nhiễm bệnh và tốc độ lây nhiễm cao.

D. "Chúng ta" chỉ những người có ý thức rõ ràng về việc đấu tranh phòng chống AIDS, còn "họ" là những người chưa có ý thức về tính chất khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến chống lại đại dịch AIDS.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12

Câu12345678910
Đáp ánDCBBDADDDC
Câu111213141516
Đáp ánBDBABA
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm