Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 40

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 40: Tức cảnh Pác Bó được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 8: Tức cảnh Pác Bó

Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?

A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên C. Phan Bội Châu D. Hồ Chí Minh

Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó?

A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.

D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó?

A. Giọng tha thiết, trìu mến.

B. Giọng vui đùa, dí dỏm.

C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.

D. Giọng buồn thương, phiền muộn.

Câu 4: Bài thơ nào không được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

A. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

B. Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt

C. Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch

D. Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?

A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.

D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Câu 6: Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh”?

A. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn.

B. Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.

C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm.

D. Ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại.

Câu 7: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện qua câu thơ cuối

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”

A. Vui thích vì được sống chan hòa với thiên nhiên.

B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ

D. Gồm cả ba ý trên.

Câu 8: Trung tâm của bức tranh Pác Bó trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là

A. Bàn đá chông chênh.

B. Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng.

C. Cảnh thiên nhiên với non xanh nước biếc.

D. Cả A, B, C.

Câu 9: Câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” ngắt nhịp như thế nào?

A. Nhịp 2/2/3

B. Nhịp 2/2/1/2

C. Nhịp 4/3

D. Nhịp 4/1/2

Câu 10: Trong bài thơ, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?

A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.

B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.

C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.

D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.

Câu 11: Những hình ảnh nào trong bài thơ đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngày của Bác?

A. Bờ suối, hang động

B. Cháo bẹ, rau măng

C. Bàn đá chông chênh

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là

A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.

B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.

C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.

D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.

Câu 13: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả và tự sự

B. Trần thuật và tự sự

C. Tự sự và biểu cảm

D. Miêu tả và biểu cảm

Câu 14: Hình ảnh người chiến sĩ gánh trên vai nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng được thể hiện qua câu thơ nào dưới đây?

A. Sáng ra bờ suối, tối vào hang

B. Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

C. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

D. Cuộc đời cách mạng thật là sang

Câu 15: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác bằng thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 40: Tức cảnh Pác Bó gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nhân đạo, nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pác Pó ...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 40: Tức cảnh Pác Bó cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 8, Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn Văn 8, Văn mẫu lớp 8, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8, Giải vở bài tập Ngữ Văn 8. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 8

    Xem thêm