Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Sinh học 11 bài 30

Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 30: Truyền tin qua xinap được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 11.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học bài: Truyền tin qua xinap

Câu 1: Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian có vai trò nào sau đây?

A. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xinap

B. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap

C. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp

D. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng trước xinap

Câu 2: Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học, ion Ca2+ có vai trò?

A. Làm thay đổi tính thấm của dung dịch ở tận cùng sợi trục, từ đó làm xuất bào các bóng chứa chất trung gian hóa học

B. Tác động lên thụ thể ở màng sau xinap, làm thay đổi tính thấm của màng sau dẫn đến xung thần kinh được dẫn truyền

C. Làm tăng nồng độ ion của dung dịch ngoại bào, từ đó làm tăng độ lớn của điện thế nghỉ

D. Làm thay đổi hướng truyền của xung thần kinh khi đi qua xinap

Câu 3: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. Màng trước xinap

B. Khe xinap

C. Chùy xinap

D. Màng sau xináp

Câu 4: Diện tiếp xúc giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là

A. Diện tiếp diện

B. Điểm nối

C. Xinap

D. Xiphong

Câu 5: Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự

A. Khe xinap → màng trước xinap → chùy xinap → màng sau xinap

B. Chùy xinap → màng trước xinap → khe xinap → màng sau xinap

C. Màng sau xinap → khe xinap → chùy xinap → màng trước xinap

D. Màng trước xinap → chùy xinap → khe xinap → màng sau xinap

Câu 6: Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xinap hóa học bị chậm hơn so với xinap điện là

A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán

B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xinap

C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hóa học

D. Phải có đủ thời gian để phân hủy chất môi giới hóa học

Câu 7: Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

A. Màng trước xinap

B. Chùy xinap

C. Màng sau xinap

D. Khe xinap

Câu 8: Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn theo thứ tự:

A. Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe xinap →$ Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap →axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

B. Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe xinap→ axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap

C. Axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xinap →Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe xinap

D. Xung thần kinh đến làm Ca2+đi vào chùy xinap → Ca2+ vào làm bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axetincolin vào khe xinap →axetincolin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp

Câu 9: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A. Axêtincôlin và đôpamin

B. Axêtincôlin và serôtônin

C. Serôtônin và norađrênalin

D. Axêtincôlin và norađrênalin

Câu 10: Cấu trúc không gian thuộc thành phần xinap là

A. Khe xinap

B. Cúc xinap

C. Các ion Ca2+

D. Màng sau xinap

Câu 11: Xinap là diện tiếp xúc giữa

A. Các tế bào ở cạnh nhau

B. Tế bào thần kinh với tế bào tuyến

C. Tế bào thần kinh với tế bào cơ

D. Các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)

Câu 12: Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa theo cơ chế truyền xung thần kinh, giải thích nào sau đây là đúng?

A. Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hóa học tại vết thương nên xung thần kinh không được truyền đi

B. Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi

C. Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hóa học làm xung thần kinh không được truyền đi

D. Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, noron tại chỗ giảm chuyển hóa, giảm khả năng truyền xung thần kinh

Câu 13: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xinap là

A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp

B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau

C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp

Câu 14: Chú thích nào cho hình bên là đúng?

Trắc nghiệm sinh học 11

A. 1 – chùy xinap, 2 – khe xinap, 3 – màng trước xinap , 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

B. 1 – chùy xinap, 2 – màng trước xinap, 3 – màng sau , 4 – khe xináp, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

C. 1 – chùy xinap, 2 – màng trước xinap, 3 – khe xinap, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

D. 1 – màng trước xinap, 2 – chùy xinap, 3 – khe xinap, 4 – màng sau, 5 – ti thể, 6 – túi chứa chất trung gian hóa học

Câu 15: Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xinap

B. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin

C. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xinap và được tái tổng hợp thành axêtincôlin

D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap

Câu 16: Ở xinap hóa học, xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau xinap. Nguyên nhân là do:

A. Phía màng sau không có bọng chứa chất trung gian hóa học, màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học

B. Khe xinap có kích thước rộng nhưng điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền theo được một chiều

C. Xung thần kinh chỉ có ở phía trước màng xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ không bao giờ xuất hiện ở màng sau xinap

D. Do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap

Câu 17: Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì

A. Sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều

B. Các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều

C. Khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều

D. Chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp

Câu 18: Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xinap?

A. Kênh K+ B. Kênh Na+ C. Kênh Ca2+ D. Kênh H+

Câu 19: Yếu tố không thuộc thành phần xinap là

A. Khe xinap

B. Cúc xinap

C. Các ion Ca2+

D. Màng sau xinap

Câu 20: Ở động vật có vú, những chất nào sau đây được sử dụng làm chất trung gian hóa học khi lan truyền tin qua xinap?

  1. Acetylcholin
  2. Noadrenalin
  3. Dopamin
  4. Serotonin

A. 1, 2, 4

B. 1, 2, 3, 4

C. 1, 2

D. 2, 3

Câu 21: Xináp là:

A. Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.

B. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác.

C. Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau.

D. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh.

Câu 22: Xinap cấu tạo gồm các bộ phận

A. Xináp hóa học và xinap điện

B. khe xináp, cúc xinap, màng xinap

C. chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap

D. màng sau, màng giữa và màng trước xinap

Câu 23: Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có:

A. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap

B. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học

C. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap

D. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap

Câu 24: Các chất trung gian hóa học trong xinap được chứa trong:

A. Ti thể trong chùy xinap

B. Các thụ thể ở màng sau xinap

C. Các vi ống của chùy xinap và sợi thần kinh

D. Các bóng xinap trong chùy xinap

Câu 25: Màng sau xinap có các

A. thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học

B. các vi ống của chùy xinap

C. bóng xinap

D. Cả A, B và C

Câu 26: Yếu tố không thuộc thành phân xináp là:

A. khe xináp

B. cúc xináp

C. các ion Ca2+

D. màng sau xináp

------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 30: Truyền tin qua xinap. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 11

    Xem thêm