Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 30: Quá trình truyền tin qua xinap

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 30: Quá trình truyền tin qua xinap được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 30

1. Khái niệm quá trình truyền tin qua xinap

- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến…

2. Phân loại quá trình truyền tin qua xinap

- Có hai loại xinap: xinap hóa học và xinap điện. Trong đó, xinap hóa học là loại xinap phổ biến ở động vật (Một xinap hóa học có cấu tạo gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chuỳ xinap có các bóng xinap chứa chất trung gian hóa học).

3. Quá trình truyền tin qua xinap hóa học

- Quá trình truyền tin qua xinap hóa học bao gồm các giai đoạn sau:

+ Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xinap và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap

+ Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap đến màng sau.

+ Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 30

Câu 1: Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

  1. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp
  2. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
  3. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
  4. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp

Câu 2: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự

  1. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp
  2. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp
  3. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp
  4. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp

Câu 3: Yếu tố không thuộc thành phần xináp là

  1. Khe xináp
  2. Cúc xináp
  3. Các ion Ca2+
  4. Màng sau xináp

Câu 4: Xináp là diện tiếp xúc giữa

  1. Các tế bào ở cạnh nhau
  2. Tế bào thần kinh với tế bào tuyến
  3. Tế bào thần kinh với tế bào cơ
  4. Các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…).

Câu 5: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

  1. Axêtincôlin và đôpamin
  2. Axêtin cô lin và serôtônin
  3. Serôtônin và norađrênalin
  4. Axêtincôlin và norađrênalin

Câu 6: Hoạt động của bơm ion Na+ - K+ trong lan truyền xung thần kinh như thế nào?

  1. Khe xinap → Màng trước xinap → Chùy xinap → Màng sau xinap.
  2. Màng trước xinap → Chùy xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.
  3. Màng trước xinap → Khe xinap → Chùy xinap → Màng sau xinap.
  4. Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

Câu 7: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

  1. Màng trước xináp
  2. Chùy xináp
  3. Màng sau xináp
  4. Khe xináp

Câu 8: Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

  1. Màng trước xináp
  2. Chùy xináp
  3. Màng sau xináp
  4. Khe xináp

Câu 9: Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian có vai trò nào sau đây?

  1. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xinap
  2. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap
  3. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp
  4. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng trước xinap

Câu 10: Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học, ion Ca2+ có vai trò?

  1. Làm thay đổi tính thấm của dung dịch ở tận cùng sợi trục, từ đó làm xuất bào các bóng chứa chất trung gian hóa học
  2. Tác động lên thụ thể ở màng sau xinap, làm thay đổi tính thấm của màng sau dẫn đến xung thần kinh được dẫn truyền
  3. Làm tăng nồng độ ion của dung dịch ngoại bào, từ đó làm tăng độ lớn của điện thế nghỉ
  4. Làm thay đổi hướng truyền của xung thần kinh khi đi qua xinap

Câu 11: Diện tiếp xúc giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:

  1. Diện tiếp diện
  2. Điểm nối
  3. Xinap
  4. Xiphong

Câu 12: Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xinap hóa học bị chậm hơn so với xinap điện là:

  1. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán
  2. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xinap
  3. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hóa học
  4. Phải có đủ thời gian để phân hủy chất môi giới hóa học

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

D

D

D

D

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

A

C

B

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 30: Quá trình truyền tin qua xinap các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của quá trình truyền tin qua xinap.. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 30: Quá trình truyền tin qua xinap. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm