Sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Sinh sản vô tính ở thực vật
A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 41
I/ Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
- Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.
II/ Sinh sản vô tính ở thực vật
1/ Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.
2/ Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a/ Sinh sản bào tử
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.
b/ Sinh sản sinh dưỡng
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên (thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá…).
+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính).
⇒ Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:
- Ưu điểm: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.
- Nhược điểm: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.
3/ Phương pháp nhân giống vô tính
a/ Ghép chồi và ghép cành
- Phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.
- Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.
b/ Chiết cành và giâm cành
- Giâm (cành, lá, rễ) là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (thu hải đường).
- Chiết cành: chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.
c/ Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…).
- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.
- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.
⇒ Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.
4/ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.
a/ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật
- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
b/ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.
- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người
- Nhân nhanh giống cây trồng
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa
- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp
B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 41
Câu 1: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:
- Rễ phụ
- Lóng
- Thân rễ
- Thân bò
Câu 2: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?
- Rêu, hạt trần
- Rêu, quyết
- Quyết, hạt kín
- Quyết, hạt trần
Câu 3: Sinh sản vô tính là
- Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
- Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
- Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
- Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
Câu 4: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
- Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
- Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
- Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
- Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 5: Sinh sản bào tử là
- Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
- Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
- Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.
- Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
Câu 6: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
- Cần 2 cá thể
- Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
- Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
- Chỉ cần giao tử cái
Câu 7: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, câu con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ?
1- Lá
2- Hoa
3- Hạt
4- Rễ
5- Thân
6- Củ
7- Căn hành
8- Thân củ
- 1, 2, 6, 8
- 3, 4, 5, 6, 7, 8
- 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8
- 1, 4, 5, 6, 7, 8
Câu 8: Xét các ngành thực vật sau:
Hạt trần
Rêu
Quyết
Hạt kín
Sinh sản bằng bao tử có ở
- (1) và (2)
- (1) và (4)
- (2) và (3)
- (3) và (4)
Câu 9: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để:
- Tập trung nước nuôi các cành ghép
- Tránh gió mưa làm bay cành ghép
- Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép
- Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá
Câu 10: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính
- Giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
- Giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
- Giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
- Giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
Câu 11: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?
- Toàn năng
- Phân hóa
- Chuyên hóa cao
- Tự dưỡng
Câu 12: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là
- Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
- Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
- Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | B | D | A |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | D | C | A | B |
Câu | 11 | 12 | |||
Đáp án | A | B |
----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sự sinh sản vô tính ở thực vật, quy trình phát tán phấn và tự thụ phấn ở cây... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 10 câu hỏi trắc nghiệm và có đáp án kèm theo.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.