Sinh học 11 bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết bài viết tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Phát triển ở thực vật có hoa
A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 36
I/ Phát triển là gì?
- Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).
II/ Những nhân tố chi phối sự ra hoa
1/ Tuổi của cây
- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
2/ Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ
a) Nhiệt độ thấp
- Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí ở nhiệt độ thấp.
- Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hóa.
b) Quang chu kì
- Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.
- Dựa vào quang chu kì có 3 nhóm cây: cây dài ngày, cây ngắn ngày và cây trung tính.
c) Phitôcrôm
- Là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
- Sắc tố này làm cho hạt nảy mầm, cây nở hoa, khí khổng ở lá mở, tham gia phản ứng quang chu kì.
3/ Hoocmôn ra hoa
- Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen) và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.
III/ Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.
IV/ Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
1/ Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- Trong ngành trồng trọt: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ, ví dụ thúc củ khoai tây nảy mầm.
- Trong công nghiệp rượu bia: Sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.
2/ Ứng dụng kiến thức về phát triển
- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa.
- Xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.
B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 36
Câu 1: Quang chu kỳ là
- Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
- Thời gian chiếu sáng trong một ngày
- Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm
- Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa
Câu 2: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở
- Chồi nách
- Lá
- Rễ
- Đỉnh thân
Câu 3: Phitôcrôm Pdx có tác dụng
- Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.
- Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
- Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.
- Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.
Câu 4: Cây dài ngày là
- Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
- Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.
- Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
- Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.
Câu 5: Các cây ngày ngắn là
- Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
- Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
- Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
- Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 6: Tuổi của cây một năm được tính theo:
- Chiều cao của cây
- Đường kính thân
- Số lá
- Đường kính tán lá
Câu 7: Người ta xác định tuổi của cây cà chua theo số lá. Theo lí thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?
- Lá thứ 14
- Lá thứ 15
- Lá thứ 12
- Lá thứ 13
Câu 8: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua
- Hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
- Ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
- Ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
- Hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Câu 9: Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?
- Ra hoa trong điều kiện ngày dài
- Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn
- Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày
- Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài
Câu 10: Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,
- Khí khổng mở, ức chế hoa nở
- Hoa nở, khí khổng mở
- Hoa nở, khí khổng đóng
- Kìm hãm hoa nở và khí khổng mở
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | B | C | A |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | C | D | B |
----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 11 bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy đượcvề khái niệm, đặc điểm và vai trò của sự phát triển ở thực vật có hoa, quá trình thụ phấn, ứng dụng kiến thức về phát triển và sinh trưởng, mối quan hệ của sinh trưởng và phát triển... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.