Sinh học 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 26

I/ Khái niệm cảm ứng ở động vật

- Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

- Động vật có cơ quan cảm ứng chuyên hóa (hệ thần kinh - các tế bào làm nhiệm vụ cảm ứng - neuron).

- Tốc độ trả lời kích thích nhanh, chính xác, nhận biết và phân biệt được nhiều loại kích thích.

- Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là hình thức điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Một cung phản xạ gồm:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm).

+ Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác).

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp (thần kinh trung ương).

+ Đường dẫn truyền ra (đường vận động).

+ Bộ phận trả lời kích thích (cơ, tuyến).

II/ Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

- Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh.

- Phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.

III/ Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

1/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

- Nhóm động vật: đối xứng tỏa tròn thuộc ngành Ruột khoang.

- Cấu tạo hệ thần kinh: các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới.

- Hình thức trả lời kích thích: co rút toàn thân

2/ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

- Động vật: Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, côn trùng.

- Cấu tạo chung:

+ Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh.

+ Các hạch thần kinh nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể.

- Hình thức hoạt động: Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể (chủ yếu là phản xạ không điều kiện).

⇒ Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:

- Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng.

- Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường.

- Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26

Câu 1: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới

  1. Phản ứng chính xác hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
  2. Phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn
  3. Phản ứng không chính xác bằng nhưng tiêu tốn ít năng lượng hơn
  4. Phản ứng không chính xác bằng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn

Câu 2: Cảm ứng ở động vật là

  1. Phản xạ có điều kiện
  2. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
  3. Phản xạ không điều kiện
  4. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm báo cho sinh vật tồn tại và phát triển

Câu 3: Dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức, con thuỷ tức sẽ co toàn thân lại đê tránh kích thích. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là

  1. Tế bào cám giác
  2. Lưới thần kinh
  3. Kim nhọn
  4. Tế bào mô bì cơ

Câu 4: Phản xạ là gì?

  1. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
  2. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
  3. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chi bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
  4. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.

Câu 5: Cảm ứng của động vật là

  1. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  2. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  3. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  4. Phản ứng đối với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

Câu 6: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh

  1. Rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
  2. Phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
  3. Rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh
  4. Phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh

Câu 7: Ở động vật đa bào:

  1. Chỉ có hệ thần kinh dạng lưới
  2. Chỉ có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
  3. Chỉ có hệ thần kinh dạng ống
  4. Hoặc A, hoặc B, hoặc C

Câu 8: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

  1. Của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  2. Của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  3. Định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  4. Của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển

Câu 9: Căn cứ vào chức năng, hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành các bộ phận:

  1. Thần kinh trung ương gồm bộ não, tủy sống và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh
  2. Thần kinh vận động điều khiển các hoạt động theo ý muốn và thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không theo ý muốn
  3. Thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vận động
  4. Thần kinh trung ương bao gồm não bộ, tủy sống được chia thành 2 phần thần gồm kinh sinh dưỡng, thần kinh vận động; thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

D

B

C

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

D

B

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của cảm ứng ở giới động vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 2.680
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm