Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 31: Tập tính của động vật

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 31

1. Khái niệm tập tính của động vật

Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

2. Phân loại tập tính của động vật

Dựa vào nguồn gốc, tập tính được phân chia thành hai loại: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua hoạt động và rút kinh nghiệm.

3. Cơ sở thần kinh của tập tính

Cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ. Bản chất của tập tính bẩm sinh là một chuỗi các phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. Bản chất của tập tính học được là một chuỗi các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể.

4. Các hình thức học tập chủ yếu của động vật

Các hình thức học tập chủ yếu của động vật bao gồm:

+ Quen nhờn (đơn giản nhất)

+ In vết

+ Điều kiện hoá

+ Học ngầm

+ Học khôn (chỉ có ở động vật Linh trưởng)

5. Các dạng tập tính phổ biến ở động vật

Các dạng tập tính phổ biến ở động vật bao gồm:

+ Tập tính kiếm ăn

+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ

+ Tập tính sinh sản

+ Tập tính di cư

+ Tập tính xã hội

6. Ứng dụng tập tính của động vật

Con người thường ứng dụng những hiểu biết về tập tính trong nuôi dạy thú làm xiếc, dạy chim ưng và chó đi săn, dạy chó đánh hơi phát hiện ra ma tuý, tội phạm, …

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 31

Câu 1: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  1. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  2. Phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  3. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  4. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 2: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

  1. Số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
  2. Kích thích của môi trường kéo dài
  3. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
  4. Kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 3: Mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính như thế nào?

  1. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.
  2. Không phải bất kì kích thích nào cũng là xuất hiện tập tính.
  3. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.
  4. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.

Câu 4: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

  1. Số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên.
  2. Kích thích của môi trường kéo dài.
  3. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần.
  4. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.

Câu 5: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

  1. Số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên.
  2. Kích thích của môi trường kéo dài.
  3. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần.
  4. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.

Câu 6: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:

  1. Bẩm sinh, học được, hỗn hợp
  2. Bẩm sinh, học được
  3. Bẩm sinh, hỗn hợp
  4. Học được, hỗn hợp

Câu 7: Cho các tập tính sau ở động vật:

Sự di cư của cá hồi
Báo săn mồi
Nhện giăng tơ
Vẹt nói được tiếng người
Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
Xiếc chó làm toán
Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

  1. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)
  2. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)
  3. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)
  4. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)

Câu 8: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  1. Tập tính kiếm ăn
  2. Tập tính di cư
  3. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
  4. Tập tính sinh sản

Câu 9: Xét các đặc điểm sau:

Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể
Rất bền vững và không thay đổi
Là tập hợp các phản xạ không điều kiện
Do kiểu gen quy định
Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

  1. (1) và (2)
  2. (2) và (3)
  3. (2), (3) và (4)
  4. (1), (2) và (4)

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

B

A

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

C

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 31: Tập tính của động vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của các tập tính đặc trưng của động vật... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 31: Tập tính của động vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm