Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chương 2

Lý thuyết Sinh học 11 bài: Ôn tập chương 2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11 sách CTST.

A. Lý thuyết Sinh học 11

1. Khái quát

- Là sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật với các kích thích của môi trường, đảm bảo sinh vật thích nghi với môi trường.

- Cơ chế: thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lí thông tin → trả lời kích thích.

2. Cảm ứng ở thực vật

a. Hướng động

- Là hình thức phản ứng của cơ thể thực vật với tác nhân kích thích có định hướng.

- Phân loại: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc.

Các dạng hướng động phân loại theo các tác nhân kích thích

Hình 1. Các dạng hướng động phân loại theo các tác nhân kích thích

b. Ứng động

- Là hình thức phản ứng của cơ thể thực vật với tác nhân kích thích không định hướng.

- Phân loại: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Các loại cảm ứng phân loại dựa theo cơ chế cảm ứng

Hình 2. Các loại cảm ứng phân loại dựa theo cơ chế cảm ứng

3. Cảm ứng ở động vật

a. Các hình thức

- Động vật chưa có hệ thần kinh: thông qua sự chuyển động của cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.

- Động vật đã có hệ thần kinh: thông qua các phản xạ.

b. Hệ thần kinh

- Tế bào thần kinh:

+ Cấu tạo: thân, sợi nhánh và sợi trục.

+ Vai trò: tiếp nhận, xử lí và truyền xung thần kinh trong hệ thần kinh.

Cấu tạo của một neuron điển hình

Hình 3. Cấu tạo của một neuron điển hình

- Các dạng thần kinh: Dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống (gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên).

c. Truyền tin qua synapse

- Cấu tạo synapse: Gồm phần trước, khe và phần sau. Trong chùy synapse có bóng synapse chứa chất trung gian hoá học.

- Xung thần kinh truyền đến chùy synapse → giải phóng chất trung gian hóa học vào khe synapse → chất trung gian hoá học gắn lên thụ thể → xuất hiện xung thần kinh ở mảng sau.

d. Cung phản xạ

- Các thành phần của cung phản xạ bao gồm: Cơ quan thụ cảm neuron cảm giác trung ương thần kinh có các neuron trung gian neuron vận động cơ quan đáp ứng.

- Các dạng thụ thể cảm giác: cơ học, hóa học, điện từ, nhiệt, đau.

- Vai trò của các giác quan: vị giác (nhận biết vị), khứu giác (nhận biết mùi), xúc giác (nhận biết va chạm, áp suất,...), thính giác (nhận biết âm thanh), thị giác (cảm nhận kích thích ánh sáng).

- Đáp ứng cơ xương: sự co cơ xương ở động vật có xương sống.

e. Phản xạ

- Phản xạ không điều kiện: mới sinh ra đã có, không cần phải thông qua học tập.

- Phản xạ có điều kiện: hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và rút kinh nghiệm. Dựa trên cơ sở là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.

4. Tập tính ở động vật

a. Phân loại

- Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được: được hình thành trong quá trình sống, qua học tập và rút kinh nghiệm.

- Tập tính hỗn hợp: loại tập tính bẩm sinh được phát triển và hoàn thiện thông qua quá trình học tập.

b. Các hình thức học tập

- Quen nhờn, in vết, học liên hệ (điều kiện hoá đáp ứng, điều kiện hoá hành động), học nhận biết không gian, nhận thức và giải quyết vấn đề, học tập qua giao tiếp xã hội.

- Quá trình học tập ở người: tiếp nhận, xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin.

Một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật

Hình 4. Một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật

c. Các dạng tập tính

Kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, xã hội (thứ bậc, vị tha, hợp tác).

Một số tập tính phổ biến ở động vật

Hình 5. Một số tập tính phổ biến ở động vật

d. Ứng dụng

Bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh, quốc phòng, giáo dục, ...

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Phản xạ là gì? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải

- Phản xạ được hiểu là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

- Phản ứng được gọi là phản xạ:

+ Trùng giày bơi đến nơi có nhiều oxygen.

+ Người rụt tay lại khi vô tình chạm vào vật nóng.

+ Toát mồ hôi khi trời nóng.

Bài 2: Dựa vào bản chất của tác nhân kích thích, thực vật có các dạng hướng động nào?

Hướng dẫn giải

- Dựa vào bản chất của tác nhân kích thích, thực vật có các dạng hướng động:

+ Hướng sáng là sự vận động của thân (cành) cây hướng về phía có ánh sáng.

+ Hướng trọng lực là sự vận động của cây dưới tác động của trọng lực.

+ Hướng nước và hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với nước và chất hóa học (muối khoáng, chất hữu cơ, hormone,...).

+ Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc (tác động cơ học).

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 19

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài: Ôn tập chương 2 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức Sinh học lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Chọn file muốn tải về:
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    😆😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 08:00 09/09
    • Bé Cún
      Bé Cún

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 08:00 09/09
      • Cute phô mai que
        Cute phô mai que

        🥳🥳🥳🥳🥳🥳🥳🥳

        Thích Phản hồi 08:01 09/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm