Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 11

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học 11 bài 11: Thực hành tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11 sách CTST.

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Huyết áp kế điện tử, ống nghe tim phổi, đồng hồ bấm giây, khay mổ, kim ghim, kéo, găng tay, khẩu trang, kim mũi nhọn, bông gòn, kẹp, cốc thuỷ tinh, móc thuỷ tinh, máy kích thích điện (nguồn điện 6 V), kẹp tim, chỉ.

- Hóa chất:

+ Dung dịch NaCl 0,65 %, adrenaline 1/100 000 hoặc 1/50 000.

+ Để chuẩn bị dung dịch muối sinh lí, có thể thực hiện như sau: lấy 0,65 g muối NaCl hòa với 100 mL nước cất.

- Mẫu vật: Ếch đồng còn sống.

2. Cách tiến hành

2.1. Đo huyết áp

- Bước 1: Người đo nằm ở tư thế thoải mái hoặc ngồi duỗi thẳng cánh tay trái lên bàn, vén tay áo lên cao gần nách.

- Bước 2: Quấn túi khí của máy đo huyết áp quanh cánh tay, phía trên khuỷu tay từ 2 – 3 cm.

- Bước 3:

+ Ấn nút công tắc khởi động, máy sẽ tự động bơm khí vào, túi khí sẽ căng lên và sau đó tự động xả khí.

+ Khi quá trình đo hoàn tất, máy sẽ phát ra tiếng kêu "píp". Giá trị huyết áp và nhịp tim sẽ hiển thị trên màn hình, từ trên xuống lần lượt là huyết áp tối đa (SYS), huyết áp tối thiểu (DIA) và nhịp tim (PULSE).

Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử

Hình 1. Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử

- Bước 4: Ấn nút công tắc khởi động (cũng là nút tắt) để tắt máy.

- Nếu muốn đo lại hoặc đo cho người khác phải đợi khoảng 3 – 5 phút kể từ lần đo trước.

2.2. Đếm nhịp tim

- Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai và đặt ống nghe vào phía ngực bên trái, đếm nhịp tim trong 1 phút.

- Cách 2: Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay. Dùng ba ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út đặt lên động mạch cổ hoặc cổ tay ở phía ngón cái và ấn nhẹ xuống cho đến khi thấy rõ mạch đập ở đầu các ngón tay. Đếm số lần mạch đập trong thời gian 1 phút.

- Các trị số huyết áp và nhịp tim được đo vào các thời điểm sau:

+ Trước khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút (hoặc chống hai tay xuống ghế và nâng cơ thể lên vài chục lần).

+ Ngay sau khi chạy nhanh tại chỗ.

+ Sau khi nghỉ chạy 5 phút.

2.3. Mổ tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim

- Bước 1: Hủy tủy ếch:

+ Xác định vị trí hủy tủy ếch là nơi tiếp giáp giữa xương đầu và đốt sống cổ – điểm A (khi ấn nhẹ sẽ có cảm giác lõm xuống).

+ Ấn kim mạnh vào vị trí điểm A, xoay kim qua lại vài vòng rồi ngả cây kim về phía sau ếch, mũi sâu vào ống tủy sống xuôi về phía dọc xương sống, xoay cây kim nhiều lần để hủy tủy.

Quy trình hủy tủy ếch

Hình 2. Quy trình hủy tủy ếch

- Bước 2: Mổ tim ếch:

+ Cổ định ếch trên khay mổ.

+ Dùng kẹp và kéo cắt một nhát hành chữ V và cắt sang hai bên một khoảng da ngực hình tam giác (đỉnh tam giác là mỏm xương ức và đáy là đường nối hai khớp vai).

+ Dùng kẹp và kéo cắt bỏ một mảnh cơ ở phần ngực theo hình tam giác đã cắt mẫu da. Lật bỏ xương ức sẽ thấy tim lộ rõ trong xoang bao tim.

- Bước 3: Cắt bỏ màng bao tim: Dùng kẹp nhỏ có đầu cong kẹp và nâng màng bao tim (ở phía mỏm tim), dùng kéo cắt đứt màng bao tim.

- Bước 4: Quan sát hoạt động của tim ếch:

+ Quan sát trình tự hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất, các pha của chu kì tim, sự đổi màu của tâm nhĩ và tâm thất, màu của tâm thất.

+ Đếm số nhịp tim trong một phút (lặp lại ba lần).

- Bước 5: Quan sát tính tự động của tim ếch:

+ Dùng kéo cắt rời tim ếch tại vị trí nối giữa tim và động mạch chủ.

+ Cho tim ếch đã cắt rời vào cốc đựng dung dịch NaCl 0,65%.

+ Quan sát hoạt động của tim ếch.

2.4. Tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm đến hoạt động của tim

- Bước 1: Tiến hành huỷ tuỷ và mồ lộ tim ếch.

- Bước 2: Tìm dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm:

+ Dùng kéo cắt bỏ da và xương ở góc hàm sát chi trên bên phía tìm dây thần kinh. Sau đó, dùng móc thủy tinh phá bỏ tổ chức liên kết ở góc hàm và chi trước; qua đó, để lộ ra một hốc nhỏ.

+ Tìm cơ nâng bả có hình tam giác màu trắng đục ở đáy hốc. Nằm vắt chéo qua cơ này là bỏ mạch thần kinh, trong đó, dây lớn hơn nằm sát mạch máu là dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm.

+ Dùng móc thủy tinh nhẹ nhàng tách dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm ra khỏi mạch máu.

+ Luồn bên dưới một sợi chỉ để có thể nâng dây thần kinh lên và đặt vào điện cực của máy kích thích điện.

- Bước 3: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:

+ Đếm nhịp tim của ếch trong khoảng 15 – 20 giây trước và sau khi kích thích dây thần kinh bằng máy kích thích điện (lặp lại ba lần).

+ So sánh nhịp tim của ếch trước và sau khi dây thần kinh bị kích thích.

Dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm

Hình 3. Dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm

2.5. Tìm hiểu tác động của adrenaline đến hoạt động của tim

- Bước 1: Mổ lộ tim ếch.

- Bước 2: Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:

+ Đếm nhịp tim của ếch trong một phút.

+ Nhỏ vài giọt dung dịch adrenaline lên tim ếch, sau đó, đếm nhịp tim của ếch trong 1 phút.

+ So sánh nhịp tim của ếch ở thời điểm trước và sau khi nhỏ dung dịch adrenaline.

2.6. Báo cáo kết quả thực hành

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

Thứ … ngày …. tháng ... năm ...

Nhóm: ... Lớp: ... Họ và tên thành viên: ...

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.

2. Kết quả và giải thích.

a. Từ kết quả đo huyết áp và nhịp tim ở người, hãy giải thích sự thay đổi của các chỉ số này ngay sau khi hoạt động và sau khi nghỉ ngơi một thời gian.

Bảng. Kết quả đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở người

b. Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:

- Cho biết kết quả hoạt động của tim ếch sau khi đã cắt rời khỏi cơ thể.

- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm.

- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích bằng adrenaline.

- Từ kết quả thực hành, em hãy nhận xét vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch.

3. Kết luận.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 12

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 11: Thực hành tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức Sinh học lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 09:30 07/09
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 09:30 07/09
      • Lê Thị Ngọc Ánh
        Lê Thị Ngọc Ánh

        😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 09:30 07/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm