Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 25

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 25: Thực hành nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Bài: Thực hành nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Dao, kéo, cuốc, xẻng, dây buộc, bình tưới.

- Nguyên liệu: Đất giàu dinh dưỡng (đất phù sa, tro trấu, xơ dừa,..), nước, phân hữu cơ,...

- Mẫu vật:

+ Dây khoai lang/ đoạn mía/ đoạn sẵn, ... củ khoai lang, củ hành, củ tỏi,...; lá cây thuốc bỏng (cây sống đời)/ sen đá, ...

+ Cây hoa hồng/ cây bưởi/ cây cam/ cây chanh...

+ Cây ngô (bắp)/ cây bầu/ cây bí đỏ/ cây mướp.... đang trổ hoa.

2. Cách tiến hành

Tạo tình huống: Khi quan sát ông A chiết cành bưởi, bạn B thấy ông A dùng dao cắt một khoanh vỏ, rồi dùng ngọn lửa để đốt cho khô lớp nhớt dưới vỏ, sau đó thực hiện các bước tiếp theo. Hãy giải thích cách làm của ông A khi chiết cành.

2.1. Xác định vấn đề

- Thảo luận các nội dung sau:

+ Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính. Xác định các loài thực vật phù hợp với từng phương pháp.

+ Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính là gì?

+ Em đã từng thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính chưa? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn.

+ Gia đình em thường trong những loại cây gì và có sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính không?

+ Nguyên tắc của sự thụ phấn.

+ Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính.

- Xác định vấn đề cần giải quyết:

+ Nguyên lí chung của các phương pháp nhân giống vô tính, hữu tính.

+ Quy trình thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính, hữu tính.

- Nêu các thắc mắc, những điều em muốn biết về quá trình nhân giống vô tính, hữu tính.

- Thảo luận về tiêu chí đánh giá sản phẩm nhân giống (quy trình thực hiện; lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn, rẻ, dễ kiếm; tạo được giống có sức sống tốt, giữ được các đặc tính quý của cây mẹ..; thụ phấn đạt kết quả tốt).

2.2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

a. Nghiên cứu kiến thức nền

Tìm hiểu quy trình của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật

- Nhân giống bằng giâm cành, lá, rễ củ ở thực vật:

+ Giâm cành: Cắt thân cây khoai lang thành từng đoạn ngắn, khoảng 20 – 30 cm, cắt bớt lá ở phía gốc. Xới đất tơi xốp và giảm vào đất khoảng 1/2 đoạn thân. Tưới nước sao cho đất vừa ẩm, theo dõi quá trình nảy chồi và ghi kết quả vào bản báo cáo thực hành.

Các bước giâm cành khoai lang

Hình 1. Các bước giâm cành khoai lang

+ Giâm lá: Chọn một vài lá tươi của cây thuốc bỏng, giảm vào đất, để lộ các mắt lá. Tưới nước sao cho đất vừa ẩm, theo dõi sự xuất hiện các cây mới và ghi kết quả vào bản báo cáo thực hành.

Giâm lá ở cây thuốc bỏng

Hình 2. Giâm lá ở cây thuốc bỏng

+ Giâm rễ củ: Chọn một củ khoai lang to, khoẻ, không bị sâu bệnh. Cắt đôi củ khoai theo chiều ngang và cho mặt cắt ngập vào li nước khoảng 1 – 2 cm. Bổ sung nước khi li gần cạn nước, khi các chối khoai lang mọc dài khoảng 5 – 7 cm, tách chúng ra giảm vào đất. Theo dõi toàn bộ quá trình và ghi kết quả vào bản báo cáo kết quả thực hành.

Các bước giâm củ khoai lang

Hình 3. Các bước giâm củ khoai lang

- Nhân giống cây trồng bằng cách chiết cành:

+ Chọn cảnh chiết khoẻ, không sâu bệnh từ cây mẹ. Dùng dao cắt một khoanh vỏ dài khoảng 10 cm, cạo sạch lớp nhựa bên trong vỏ, để cho khô ráo.

+ Bao khoanh vỏ đã cắt bằng đất đã trộn phân hữu cơ, tưới ẩm và buộc chặt hai đầu lại.

+ Đợi cho cành ra rễ, cắt đem trồng sẽ được cây con.

Các bước chiết cành ở cây ăn quả

Hình 4. Các bước chiết cành ở cây ăn quả

- Nhân giống cây trồng bằng ghép chồi mắt ở thực vật:

+ Dùng dao rạch lớp vỏ trên gốc ghép (ví dụ: cây hoa hồng đỏ) theo hình chữ T dài khoảng 2 cm và tách lớp vỏ cây theo đường rạch một khoảng đủ để đặt vừa chối mắt ghép.

+ Chọn một chồi mắt mới nhú trên cành ghép (ví dụ: cành cây hoa hồng vàng), dùng dao sắc cắt chồi mắt (cắt lớp vỏ cùng mắt ghép và một phần gỗ ở chân mắt ghép).

+ Đặt chồi mắt vào chỗ hình chữ T sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau. Buộc chối ghép với gốc ghép áp sát nhau và để lộ mắt ghép. Theo dõi ghi kết quả vào bản báo cáo thực hành.

Các bước ghép chồi mắt cây hoa hồng

Hình 5. Các bước ghép chồi mắt cây hoa hồng

* Trong thực tế còn có các cách ghép cành khác như: ghép áp, ghép dưới vỏ, ghép nêm,...

Tìm hiểu phương pháp thụ phấn cho cây.

- Ví dụ: thụ phấn cho cây ngô (bắp).

+ Chọn những cây ngô (bắp) có hoa đực (bông cờ) vừa bung phấn và có khoảng 4 – 5 hoa ngô cái với râu còn màu xanh và non (chưa thụ phấn).

+ Dùng tờ giấy A4 tạo thành hình phễu, lắc nhẹ hoa bắp đực sao cho hạt phấn rơi vào trong phễu. Sau đó mở đáy phễu và rắc hạt phấn vào râu hoa bắp cái.

+ Thụ phấn xong, dán nhãn, ghi ngày tháng, tên học sinh, theo dõi và ghi kết quả vào bản báo cáo kết quả thực hành.

Thụ phấn cho cây

Hình 6. Thụ phấn cho cây

b. Đề xuất giải pháp

- Thảo luận và để giải pháp.

- Từ các gợi ý trên, hãy đề xuất quy trình phù hợp nhất để tạo ra sản phẩm nhân giống đáp ứng các tiêu chí đã đề ra:

+ Chọn nguyên liệu.

+ Chọn sản phẩm giống cây trồng: mỗi phương pháp nhân giống chọn một loài phù hợp và có sẵn ở địa phương.

+ Thiết kế quy trình nhân giống phù hợp điều kiện thực tiễn.

- Xác định dụng cụ, nguyên liệu, mẫu vật.

- Thiết kế quy trình nhân giống phù hợp.

- Trình bày, giải thích giải pháp đã đề xuất và thiết kế.

- Góp ý, nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bản thiết kế.

2.3. Thực hành tạo sản phẩm và đánh giá

- Thực hành các phương pháp nhân giống.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm cây, ...

- Đánh giá sản phẩm: Dựa vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã thống nhất.

2.4. Viết báo cáo, chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh

- Hãy viết và trình bày báo cáo sản phẩm theo mẫu.

- Thảo luận nội dung cần điều chỉnh và đề xuất phương án điều chỉnh.

BÁO CÁO SẢN PHẨM

Thứ ... ngày … tháng ….. năm ...

Nhóm: ... Lớp: ... Họ và tên thành viên: ...

Tên sản phẩm nhân giống:

1. Chuẩn bị.

2. Bản thiết kế quy trình nhân giống.

3. Bộ tiêu chí đánh giá thiết kế và đánh giá sản phẩm.

4. Kết quả sản phẩm nhân giống.

5. Tự đánh giá.

6. Rút kinh nghiệm.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 26

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 25: Thực hành nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức Sinh học lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    😎😎😎😎😎😎

    Thích Phản hồi 13:41 09/09
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      🙃🙃🙃🙃🙃🙃🙃🙃

      Thích Phản hồi 13:41 09/09
      • Người Nhện
        Người Nhện

        😍😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 13:41 09/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm