Sinh học 11 bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết với các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 6
III/ Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây
Nitơ là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, tồn tại chủ yếu trong không khí và trong đất.
1/ Nitơ trong không khí
- Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N2, còn NO và NO2 trong khí quyển là độc hại với thực vật.
- Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2 với hiđrô → NH3 thì cây mới đồng hóa được.
2/ Nitơ trong đất
- Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật).
- Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4+ và NO3−.
- Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác sinh vật mà phải nhờ các vi sinh vật trong đất khoáng hóa thành: NH4+ và NO3−.
IV/ Quá trình chuyển hóa Nitơ và cố định Nitơ trong đất
1/ Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
- Gồm 2 quá trình:
+ Quá trình amôn hóa: Nitơ hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn amôn hóa → NH4+
+ Quá trình nitrat hóa: NH4+ dưới tác động của Nitrôsôna → NO2, dưới tác động của Nitrôbacter → NO3−
- Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3− → N2) do các vi sinh vật kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ.
2/ Quá trình cố định nitơ phân tử
- Là quá trình liên kết N2 với H2 → NH3 (trong môi trường nước NH3 → NH4+).
- Con đường hóa học: xảy ra ở công nghiệp.
- Con đường sinh học: do vi sinh vật thực hiện (các vi khuẩn này có enzim nitrôgenaza, có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị của nitơ để liên kết với hiđrô tạo ra NH3), gồm 2 nhóm:
+ Nhóm vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam có nhiều ở ruộng lúa.
+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật như vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
V/ Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
1/ Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng
- Bón phân hợp lí: Đúng lượng, đúng loại, đúng lúc, đúng cách.
2/ Các phương pháp bón phân
- Bón phân qua rễ: bón vào đất (bón lót và bón thúc).
- Bón phân qua lá: phun lên lá (khi trời không mưa và nắng không gay gắt).
3/ Phân bón và môi trường
- Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.
B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 6
Câu 1: Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là
- Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+
- Nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thu được là nitơ khoáng (NH3 và NO3–).
- Nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất), cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3–).
- Nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh vật)
Câu 2: Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật
- Nitơ trong NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.
- Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.
- Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3-và NH4+.
- Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
Câu 3: Nguồn cung nitơ chủ yếu cho thực vật là
- Quá trình cố định nitơ khí quyển.
- Phân bón dưới dạng nitơ amon và nitrat.
- Quá trình ôxi hoá nitơ không khí do nhiệt độ cao, áp suất cao.
- Quá trình phân giải prôtêin của các vi sinh vật đất.
Câu 4: Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là
- Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.
- Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí.
- Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
- Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Câu 5: Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim
- Nitrôgenaza.
- Perôxiđaza.
- Đêaminaza.
- Đêcacboxilaza
Câu 6: Thực vật không thể tự cố định N2 trong khí quyển là vì bao nhiêu lí do sau đây?
N2 trong khí quyển mà lá không hấp thụ N
Thực vật không có enzim nitrogenaza
Quá trình cố định N2 cần rất nhiều ATP
Quá trình cố định N2 cần rất nhiều lực khử
Quá trình cố định N2 tiêu tốn rất nhiều H+ rất có hại cho thực vật
- 4
- 2
- 3
- 1
Câu 7: Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng
- Thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
- Thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.
- Cao và chỉ bón khi trời không mưa.
- Cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
Câu 8: Nito tồn tại trong đất dưới những dạng nào sau đây?
Nito vô cơ
Nito hữu cơ
Nito phân tử
Nito hợp chất
- 1, 2, 3
- 1, 2, 4
- 1, 2, 3, 4
- 1, 3, 4
Câu 9: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của
- Quả non.
- Thân cây.
- Hoa.
- Lá cây.
Câu 10: Khi bón phân qua lá cần chú ý điểm nào sau đây?
- Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa
- Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi
- Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa
- Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | A | B | A |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | C | D | C |
-----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 11 bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được đặc điểm và vai trò của dinh dưỡng nito ở thực vật, nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây, quá trình chuyển hóa Nitơ và cố định Nitơ trong đất... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.