Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 8
Lý thuyết Sinh học 11 bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11 sách CTST.
Bài: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 bài 8
1. Khái quát về quá trình dinh dưỡng
- Động vật là các sinh vật dị dưỡng, chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài dưới dạng thức ăn.
- Quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn:
+ Lấy thức ăn: Ăn lọc (lọc nước qua bộ phận chuyên hóa để lấy thức ăn); Ăn hút (thức ăn được lấy vào bằng cách hút dịch lỏng từ cơ thể động vật hoặc thực vật); Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau (nhiều phương thức ăn khác nhau).
+ Tiêu hóa thức ăn: Là quá trình biến đổi thức ăn chứa các chất dinh dưỡng có cấu tạo phức tạp thành các phân tử nhỏ, đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
+ Hấp thu
+ Đồng hoá
+ Thải chất cặn bã
2. Các hình thức tiêu hoá ở động vật
2.1. Tiêu hóa ở động vật chưa có hệ tiêu hóa
- Quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào).
- Một số ngành như: trùng biến hình, trùng roi, động vật thuộc ngành Thân lỗ,...
Hình 1. Tiêu hóa nội bào ở bọt biển
2.2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hóa là tiêu hoá ngoại bào kết hợp với tiêu hoá nội bào.
- Một số ngành như: Ruột khoang, Giun dẹp,...
Hình 2. Tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hoá ở thủy tức
2.3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Nhiều loài động vật không xương sống và động vật có xương sống có ống tiêu hoá.
- Thức ăn chủ yếu được tiêu hoá ngoại bào thông qua:
+ Tiêu hóa cơ học
+ Tiêu hoá hoá học
+ Tiêu hoá vi sinh vật
- Tuỳ thuộc vào các loại thức ăn khác nhau mà cấu tạo của hệ tiêu hoá và quá trình tiêu hoá ở các loài thuộc các nhóm động vật là khác nhau:
+ Ở động vật ăn thực vật nhai lại, thức ăn từ miệng đi đến thực quản và dạ dày.
+ Ở động vật ăn thực vật không nhai lại có dạ dày đơn như ngựa, thỏ, quá trình tiêu hoá vi sinh vật không xảy ra ở dạ dày mà xảy ra ở manh tràng.
+ Ở chim ăn hạt và gia cầm, thức ăn từ miệng được chuyển xuống diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
+ Ở nhóm động vật ăn thịt (hổ, sư tử, mèo,...) và động vật ăn tạp, quá trình tiêu hoá gần giống nhau gồm tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và tiêu hoá vi sinh vật.
Hình 3. Quá trình tiêu hóa ở một số nhóm động vật có ống tiêu hóa
3. Chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa
3.1. Vai trò của thực phẩm sạch
- Thực phẩm sạch hiểu theo nghĩa đơn giản là thực phẩm không chứa chất độc hại, tạp chất, vi sinh vật gây bệnh.
- Một số vai trò của thực phẩm như:
+ Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
+ Giảm thiểu bệnh tật.
3.2. Xây dựng chế độ ăn hợp lí
- Chế độ ăn hợp lí là một chế độ ăn cân bằng nhằm cung cấp những dưỡng chất cần thiết để có được sức khoẻ tốt
- Mục đích: Đảm bảo sức khoẻ cho con người và phòng chống các loại bệnh tật. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lí, cần thực hiện chế độ ăn như sau:
+ Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và phù hợp với từng đối tượng.
+ Chế độ ăn phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
+ Các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỉ lệ cân đối, thích hợp.
+ Phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và thực tế địa phương.
+ Thức ăn phải đảm bảo sạch, không gây bệnh.
Hình 4. Tháp dinh dưỡng
3.3. Các bệnh về tiêu hoá và cách phòng tránh
- Một số bệnh về tiêu hoá như: loét dạ dày và loét tá tràng, tiêu chảy, ung thư đại tràng và trực tràng, viêm gan,...
- Một số biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và phòng tránh các bệnh về tiêu hoá:
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn.
+ Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí.
+ Ăn chậm, nhai kĩ
+ Ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị
+ Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn
+ Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hoá đạt hiệu quả.
Hình 5. Ăn uống hợp vệ sinh
Quá trình dinh dưỡng gồm: lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ, đồng hoá và đào thải các chất. Tiêu hoá nội bào là quá trình biến đổi thức ăn xảy ra bên trong tế bào, tiêu hoá ngoại bào là quá trình biến đổi thức ăn xảy ra bên ngoài tế bào. + Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào. + Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào kết hợp với tiêu hoá nội bào. + Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. - Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất độc hại, tạp chất, vi sinh vật gây bệnh, đảm bảo an toàn, tốt cho sức khoẻ con người. Thực phẩm sạch cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển, tăng sức đề kháng, tránh bệnh tật. - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau, tuỳ thuộc vào giới tính, lứa tuổi và trạng thái sinh lí của cơ thể. Cần xây dựng chế độ ăn hợp lí để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường. - Có nhiều tác nhân khác nhau như vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống và ăn không đúng cách là nguyên nhân gây bệnh cho hệ tiêu hoá. Cần phải hình thành thói quen ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần ăn hợp lí, ăn uống đúng cách và vệ sinh răng miệng để phòng các bệnh về tiêu hoá. |
B. Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 8
>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 9
Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức và Sinh học lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.