Sinh học 11 bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Cơ chế điều hoà sinh sản
A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 46
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh
- Dưới tác động của các kích thích từ môi trường ngoài thì vùng dưới đồi sẽ tiết ra GnRH, hoocmôn này kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. FSH sinh ra sẽ kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng còn LH sẽ kích thích tế bào kẽ tiết hoocmôn testostêrôn.
- Khi nồng độ testostêrôn trong máu tăng cao thì hoocmôn này sẽ gây ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm hai bộ phận trên giảm tiết GnRH, FSH, LH. Nhờ vậy mà nồng độ testostêrôn trong máu dần hạ xuống đến mức ổn định.
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Dưới tác động của các kích thích từ môi trường ngoài thì vùng dưới đồi sẽ tiết ra GnRH, GnRH có tác dụng kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. FSH sinh ra sẽ kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrôgen. LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêrôn và ơstrôgen. Hai hoocmôn này sẽ làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên.
- Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao thì các hoocmôn này sẽ gây ức chế ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên làm hai bộ phận trên giảm tiết GnRH, FSH, LH. Nhờ vậy mà nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen dần hạ xuống đến mức ổn định.
3. Các nhân tố ảnh hưởng
Quá trình sinh tinh và sinh trứng tuy hoạt động theo cơ chế điều hoà của thần kinh và thể dịch nhưng chúng có thể bị rối loạn do một số yếu tố nội tại hay ngoại sinh, ví dụ: stress, lo âu, sợ hãi, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí, nghiện thuốc lá, bia rượu,…
B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 46
Câu 1: Sự điều hòa sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối bởi
- Hệ thần kinh.
- Các nhân tố bên trong cơ thể.
- Các nhân tố bên ngoài cơ thể.
- Hệ nội tiết.
Câu 2: LH có vai trò
- Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- Kích thích tế bào kế sản sinh ra testôstêrôn.
- Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- Kích thích tuyến yên tiết FSH.
Câu 3: Inhibin có vai trò
- Ức chế tuyến yên sản xuất FSH.
- Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron.
- Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
Câu 4: Hoocmon progesteron không có vai trò nào?
- Làm niêm mạc dạ con dày thêm để chuẩn bị đón trứng.
- Ức chế sự bài tiết LH.
- Kích thích nang trứng phát triển và sự rụng trứng.
- Ức chế sự co bóp dạ con.
Câu 5: FSH có vai trò
- Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron.
- Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
- Kích thích tuyến yên sản sinh LH.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng kinh nguyệt?
- Hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện là do trứng chín và rụng kèm theo máu và phần bao nang của trứng bị bài xuất ra ngoài
- Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện ngay cả khi không có trứng chín và rụng
- Hiện tượng kinh nguyệt có thể xuất hiện khi nồng độ progesteron trong máu tăng cao
- Những người phụ nữ áp dụng biện pháp thắt ống dẫn trứng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt
Câu 7: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?
- Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
- Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
- Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
- Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
Câu 8: Ở nam giới, hoocmon nào sau đây sẽ kích thích quá trình sản sinh tinh trùng
- GnRH, FSH, LH, testosteron
- GnRH, FSH, LH, tiroxin
- GnRH, FSH, LH, progesteron
- FSH, LH, estrogen, progesteron
Câu 9: Sự phối hợp của những loại hoocmôn nào làm cho niêm mạc dạ con dày và phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?
- Progesteron và ơstrogen
- Kích thích nang trứng, progesteron
- Tạo thể vàng và ơstrogen
- Thể vàng và progesteron
Câu 10: GnRH kích thích
- Phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng
- Tế bào kẽ sản sinh ra testosteron
- Tuyến yên sản sinh LH và FSH
- Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
Câu 11: Testosteron nồng độ cao sẽ
- ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
- ức chế tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH
- kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH
- ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | B | A | C | A |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | A | A | A | C |
Câu | 11 | ||||
Đáp án | A |
----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 11 bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.