Sinh học 11 bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo)

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 16

V/ Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

1/ Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt

a) Bộ răng

- Gồm răng cửa, răng nanh, răng trước hàm, răng ăn thịt, răng hàm.

- Chức năng:

+ Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.

+ Răng nanh to khỏe, nhọn dài dùng cắm và giữ chặt con mồi.

+ Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mảnh nhỏ để dễ nuốt.

+ Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

b) Dạ dày

- Dạ dày đơn to, khỏe, có các enzim tiêu hóa.

- Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit.

c) Ruột

- Gồm ruột non, ruột già, ruột tịt.

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thu trong ruột non giống như ở người.

- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

2/ Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật

a) Bộ răng

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.

b) Dạ dày

- Dạ dày ở thú ăn thực vật không nhai lại như thỏ, ngựa là dạ dày đơn, không cộng sinh với vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ.

- Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.

+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

+ Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật ăn thực vật.

c) Ruột

- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thu giống như trong ruột non người.

- Manh tràng rất phát triển (đặc biệt ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn) và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 16

Câu 1: Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp có gì khác so với động vật ăn thịt?

  1. Răng nanh, răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn.
  2. Răng nanh, răng trước hàm sắc nhọn và ruột ngắn hơn.
  3. Răng nanh, răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.
  4. Răng nanh, răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn.

Câu 2: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

  1. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.
  2. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.
  3. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong
  4. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách

Câu 3: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

  1. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
  2. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ.
  3. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
  4. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

Câu 4: Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là

  1. Răng cửa giữa và giật cỏ
  2. Răng nanh nghiền nát cỏ
  3. Răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
  4. Răng nanh giữ và giật cỏ

Câu 5: Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là

  1. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
  2. Răng cửa giữ thức ăn
  3. Răng nanh cắn và giữ mồi
  4. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ

Câu 6: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:

  1. Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
  2. Thực hiện tiêu hóa cơ học- tiêu hóa hóa học- hấp thụ thức ăn
  3. Tiêu hóa cơ học- hấp thụ thức ăn
  4. Đáp án A và B

Câu 7: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?

  1. Protein
  2. Tinh bột chín
  3. Lipit
  4. Tinh bột sống

Câu 8: Những động vật nào sau đây dạ dày có 4 ngăn?

  1. Trâu, dê, cừu
  2. Ngựa, thỏ, chuột, trâu
  3. Ngựa, thỏ, chuột
  4. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, trâu

Câu 9: Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:

  1. Miệng, dạ dày, ruột non
  2. Miệng, thực quản, dạ dày
  3. Thực quản, dạ dày, ruột non
  4. Dạ dày, ruột non, ruột già

Câu 10: Những điểm giống nhau trong tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là:

  1. Đều tiêu hóa ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hóa
  2. Cấu tạo ruột non và manh tràng
  3. Đều gồm hai quá trình biến đổi: cơ học và hóa học
  4. Cả A và C

Câu 11: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại ?

  1. Dạ cỏ
  2. Dạ lá sách
  3. Dạ tổ ong
  4. Dạ múi khế

Câu 12: Tại sao trong ống tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

  1. Vì chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được
  2. Vì túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa
  3. Vì thức ăn có tỉ lệ dinh dưỡng cao
  4. Cả A và C

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

C

B

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

A

D

Câu

11

12

Đáp án

D

A

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc tiêu hóa ở động vật. đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt, đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 16: Tiêu hoá ở động vật (tiếp theo). Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 8.118
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm