Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 12

Lý thuyết Sinh học 11 bài 12: Miễn dịch ở người và động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11 sách CTST.

A. Lý thuyết Sinh học 11 bài 12

1. Nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người

- Các bệnh ở động vật và người có thể gây ra bởi các nguyên nhân bên ngoài hoặc nguyên nhân bên trong cơ thể.

- Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người như:

+ Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh.

+ Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Yếu tố di truyền.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Làm việc với môi trường chứa chất độc hại.

+ Thức quá khuya.

Một số nguyên nhân gây ra các bệnh ở động vật và người

Hình 1. Một số nguyên nhân gây ra các bệnh ở động vật và người

2. Đáp ứng miễn dịch ở động vật và người

2.1. Khái niệm miễn dịch

- Cơ thể sinh vật có khả năng chống lại các tác nhân lạ khi chúng tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể tránh những tổn thương do chúng gây ra.

- Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư, ...), giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.

- Ở động vật và người, miễn dịch được chia thành hai loại:

+ Miễn dịch không đặc hiệu.

+ Miễn dịch đặc hiệu.

2.2. Hệ miễn dịch ở người

Các thành phần và chức năng của mỗi thành phần trong hệ miễn dịch ở người như sau:

Các thành phần và chức năng của mỗi thành phần trong hệ miễn dịch ở người

2.3. Các loại miễn dịch

Có hai loại miễn dịch: Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu

3. Bảo vệ sức khỏe ở người

3.1. Quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của một số tác nhân

- Nhiều tác nhân khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công hệ miễn dịch theo nhiều cách khác nhau.

- Chẳng hạn, HIV khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công và phá huỷ các tế bào lympho T hỗ trợ. Do đó, làm cho hoạt động miễn dịch của cơ thể ngày càng suy giảm gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (AIDS).

- Sự tác động của các hoá chất hoặc virus gây đột biến gene làm cho một nhóm tế bào trở nên bất thường và phân chia liên tục, không được kiểm soát, hình thành nên khối u ác tính gây bệnh ung thư.

Hiện tượng tự miễn ở người do vi khuẩn lậu

Hình 2. Hiện tượng tự miễn ở người do vi khuẩn lậu

3.2. Hiện tượng dị ứng và cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh

- Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định (được gọi là dị nguyên).

- Dựa vào hiện tượng dị ứng của cơ thể, người ta có thể tiến hành thử phản ứng của cơ thể khi tiêm kháng sinh nhằm tránh phản ứng phản vệ của cơ thể với loại kháng sinh đó.

- Những dấu hiệu phổ biến nhất của cơ thể khi phản ứng với kháng sinh gồm sốt, phát ban, nổi mề đay, một số trường hợp có thể sốc phản vệ, …

Một số hiện tượng dị ứng

Hình 3. Một số hiện tượng dị ứng

3.3. Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch

- Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh được dùng để tạo miễn dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Vaccine Viêm gan B

Hình 4. Vaccine Viêm gan B

- Chủ động tiêm chủng có nhiều vai trò quan trọng như:

+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

+ Đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể (đặc biệt là trẻ em).

+ Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

+ Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.

- Hiện nay, nhiều loại vaccine thế hệ mới được sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại như: vaccine tách chiết; vaccine tái tổ hợp….

- Tiêm chủng trên diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, dịch.

- Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người gồm: nguyên nhân bên ngoài (các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, thói quen sinh hoạt, ...), nguyên nhân bên trong (di truyền, tuổi tác,...).

- Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh, giữ cho cơ thể được khoẻ mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.

- Hệ miễn dịch ở người gồm có hàng rào bảo vệ bên trong (các cơ quan tạo ra các loại bạch cầu) và hàng rào bảo vệ bên ngoài (da, niêm mạc, các tuyến tiết). Mỗi thành phần có chức năng nhất định để chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể (da, niêm mạc, các dịch tiết của cơ thể) và các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (viêm, sốt, tạo các peptide và protein kháng khuẩn).

- Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm hai loại:

+ Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể.

+ Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho T độc.

- Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.

- Một số tác nhân có thể phá vỡ hệ miễn dịch như: virus, vi khuẩn, tế bào ung thư, các nhân tố môi trường (tác nhân hoá học, vật lí,...).

- Tiêm vaccine là biện pháp phòng chống bệnh, dịch hiệu quả giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong.

B. Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 12

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 13

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 12: Miễn dịch ở người và động vật sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức Sinh học lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😘😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 5 giờ trước
    • Thần Rừng
      Thần Rừng

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 5 giờ trước
      • Chít
        Chít

        😻😻😻😻😻😻😻

        Thích Phản hồi 5 giờ trước

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm

        Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm