Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 5

Với nội dung bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 5: Quan sát lục lạp, tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Ống nghiệm, cối và chày sứ, cốc thủy tinh, giấy lọc, phễu thủy tinh, kính hiển vi, lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, kim mũi mác (hoặc mũi nhọn), cân điện tử, dao nhỏ, kéo, băng giấy đen, đèn cồn, que diêm.

- Hoá chất: Nước cất, cồn 90 – 96°, dung dịch KI.

- Mẫu vật: Lá xanh còn tươi (rau muống, khoai lang, xà lách,...); lá thài lài tía; các loại củ, quả có màu cam hay đỏ (cà rốt, cà chua, gấc,...); một chậu cây trong; vài cành rong đuôi chó.

2. Cách tiến hành

2.1. Quan sát lục lạp trong tế bào thực vật

- Bước 1: Dùng kim mũi mác (hoặc mũi nhọn) bóc một lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía và đặt lên làm kinh đã nhỏ sản một giọt nước cất.

- Bước 2: Đặt lamen lên trên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.

- Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính sáng tạo.

- Bước 4: Đặt tiêu bản dưới kính hiển vi để quan sát lục lạp trong các tế bào của lá. Nên quan sát ở vật kính 10x trước khi chuyển sang vật kính 40x.

Cây thài lài tía

Hình 1. Cây thài lài tía

2.2. Nhận biết và tách chiết diệp lục

- Bước 1: Cân khoảng 2 g mẫu là tươi đã chuẩn bị, loại bỏ hết cuống và gân chính. Dùng kéo cắt các lá thành các mảnh thật nhỏ và chia đều vào hai cối sứ được đánh số 1 và 2. Chú ý Nếu không có cân điện tử thì lấy khoảng 20 – 30 lá.

- Bước 2: Giã nhuyễn là trong mỗi cối. Sau đó, cho 20 mL nước cất vào cối số 1 (mẫu đối chứng) và 20 mL cồn vào cối số 2 (mẫu thí nghiệm) sao cho ngập mẫu. Để yên hai cối trong thời gian từ 20 – 25 phút.

- Bước 3: Dùng phễu và giấy lọc để lọc lấy dịch trong hai cõi sứ cho vào hai ống nghiệm được đánh số 1 và 2 tương ứng.

- Bước 4: Quan sát màu sắc của dịch lọc trong hai ống nghiệm.

2.3. Nhận biết và tách chiết carotenoid

- Bước 1: Cần khoảng 2 g mẫu củ, quả có màu đỏ hoặc cam đã chuẩn bị. Dùng dao cắt củ (hoặc quả) thành những lát thật nhỏ và chia đều vào hai ống nghiệm được đánh số 1 và 2.

- Bước 2: Xử lí các ống nghiệm:

+ Ống 1: Cho thêm 20 mL nước cất (mẫu đối chứng).

+ Ống 2: Cho thêm 20 mL cồn (mẫu thí nghiệm).

+ Để yên các ống nghiệm chứa mẫu trong khoảng 20 – 25 phút.

- Bước 3: Quan sát màu sắc của dung dịch trong hai ống nghiệm.

2.4. Chứng minh sự hình thành sản phẩm trong quang hợp

a. Thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp

- Bước 1: Lấy một chậu cây trồng để vào chỗ tối từ 2 – 3 ngày.

- Bước 2: Dùng băng giấy đen bọc kín một phần của hai mặt lá.

Bọc kín lá bằng băng giấy đen

Hình 2. Bọc kín lá bằng băng giấy đen

- Bước 3: Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trong 12 giờ.

- Bước 4: Cắt lấy lá, gỡ bỏ bằng giấy đen và đun trong nước sôi khoảng 1 phút.

- Bước 5: Cho lá vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thuỷ cho đến khi lá mất hoàn toàn màu xanh.

- Bước 6: Cho lá vào ống nghiệm chứa dung dịch KI và ngâm khoảng 5 phút.

- Bước 7: Quan sát màu sắc của lá.

Mô tả thí nghiệm chứng mình sự hình thành tinh bột trong quang hợp

Hình 3. Mô tả thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp

b. Thí nghiệm chứng minh sự thải khí O2 trong quang hợp

- Bước 1: Chuẩn bị hai phễu thuỷ tinh, cho vào mỗi phễu 2 – 3 cành rong đuôi chó.

- Bước 2: Úp hai phễu chứa cành rong đuôi chó vào hai cốc thuỷ tinh có chứa nước (được đánh số 1 và 2) sao cho nước trong cốc ngập qua cuống phễu.

- Bước 3: Dùng ống nghiệm chứa đầy nước úp vào cuống phễu sao cho trong ống nghiệm không xuất hiện bọt khí.

- Bước 4: Đặt cốc 1 ở nơi có ánh sáng mặt trời và cốc 2 ở chỗ tối (hoặc bọc bên ngoài bằng một túi giấy đen) từ 30 phút đến 1 giờ.

- Bước 5: Dùng ngón tay cái bịt kín miệng ống nghiệm ở mỗi cốc và quay ngược lên. Bỏ ngón tay cái ra khỏi miệng ống nghiệm đồng thời đưa nhanh que diêm còn tàn lửa vào miệng của mỗi ống nghiệm.

- Bước 6: Quan sát hiện tượng xảy ra với que diêm.

Mô tả thí nghiệm chứng minh sự hình thành khí oxi trong quang hợp

Hình 4. Mô tả thí nghiệm chứng minh sự hình thành O2 trong quang hợp

2.5. Báo cáo kết quả thực hành

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu sau:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH QUAN SÁT LỤC LẠP VÀ TÁCH CHIẾT SẮC TỐ; CHỨNG MINH SỰ HÌNH THÀNH SẢN PHẨM QUANG HỢP

Thứ… ngày … tháng ….. năm ...

Nhóm: ... Lớp: ... Họ và tên thành viên: ...

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.

2. Kết quả và giải thích.

a. Tại sao phải dùng biểu bì mặt dưới của lá để quan sát lục lạp? Vẽ lại hình dạng lục lạp đã quan sát được.

b. Màu sắc của dịch lọc ở hai ống nghiệm trong thí nghiệm tách chiết sắc tố khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

c. Màu sắc của lá thay đổi như thế nào sau khi ngâm vào dung dịch KI? Tại sao cần đặt cây ở chỗ tối từ 2 – 3 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm?

d. Hiện tượng gì đã xảy ra đối với que diêm sau khi đưa vào miệng ống nghiệm? Giải thích.

3. Kết luận.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 6

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 5: Quan sát lục lạp, tách chiết sắc tố; chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức Sinh học lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 16:05 06/09
    • ebe_Yumi
      ebe_Yumi

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 16:05 06/09
      • Hằng Nguyễn
        Hằng Nguyễn

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 16:06 06/09
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm