Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 12: Hô hấp ở thực vật

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 12: Hô hấp ở thực vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 12

I/ Khái quát về hô hấp ở thực vật

1/ Hô hấp ở thực vật là gì?

- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử cacbohiđrat bị phân giải thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

2/ Phương trình hô hấp tổng quát

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)

3/ Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

- Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.

- Năng lượng được tích lũy trong ATP được dùng để vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào…

- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

II/ Con đường hô hấp ở thực vật

1/ Phân giải kị khí (đường phân và lên men)

- Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu ôxi.

- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:

+ Đường phân là quá trình phân giải glucôzơ → axit piruvic và 2 ATP.

+ Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

2/ Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)

- Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nảy mầm, hoa đang nở…

- Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình:

+ Chu trình Crep: khi có ôxi, axit piruvic từ tế bào chất vào ti thể. Tại đó, axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị ôxi hóa hoàn toàn.

+ Chuỗi chuyền electron: hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước và giải phóng năng lượng ATP. Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2, 6 H2O và 36 ATP.

- Từ 1 phân tử glucôzơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

III/ Hô hấp sáng

- Là quá trình hấp thụ ôxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.

- Điều kiện: cường độ quang hợp cao, CO2 ở lục lạp cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.

- Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.

IV/ Quan hệ giữa hô hấp và quang hợp môi trường

1/ Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

- Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau.

- Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất ôxi hóa trong hô hấp.

- Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng ôxi trong quang hợp.

2/ Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường

a) Nước

- Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.

- Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.

- Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.

b) Nhiệt độ

- Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.

- Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van-Hôp: Q10 = 2–3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2–3 lần).

- Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 - 35oC.

c) Nồng độ O2

- Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.

d) Nồng độ CO2

- CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên men êtilic.

- Nồng độ CO2 trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 12

Câu 1: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào?

  1. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí / kị khí = 38/2 = 19 lần.
  2. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.
  3. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2.
  4. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định.

Câu 2: Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là

  1. Ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích lũy.
  2. Ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích lũy.
  3. Ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2
  4. Ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2tích lũy

Câu 3: Năng suất sinh học là

  1. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  2. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  3. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
  4. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 4: Những trường hợp diễn ra lên men ở cơ thể thực vật là

  1. Thừa O2 rễ hô hấp bão hòa.
  2. Thiếu CO2, đất bị dính bết nên không hô hấp hiếu khí được.
  3. Thiếu O2, rễ không hô hấp được nên không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ dẫn đến lông hút chết.
  4. Thiếu nước, rễ vận chuyển kém nên lông hút chết

Câu 5: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật?

  1. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh
  2. Cây bị khô hạn
  3. Cây bị ngập úng
  4. Cây sống nơi ẩm ướt

Câu 6: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa:

  1. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
  2. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
  3. Làm sạch môi trường
  4. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O

Câu 7: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là:

  1. Cung cấp năng lượng chống chịu
  2. Tăng khả năng chống chịu
  3. Tạo ra sản phẩm trung gian
  4. Miễn dịch cho cây

Câu 8: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  1. Rễ.
  2. Thân.
  3. Lá.
  4. Quả

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  1. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
  2. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
  3. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
  4. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 10: Trong hô hấp hiếu khí, dòng di chuyển điện tử được mô tả theo sơ đồ nào sau đây?

  1. Nguyên liệu hô hấp → chu trình Crep → NAD+\rightarrow $ ATP
  2. Nguyên liệu hô hấp → NADH → chuỗi truyền e → O2
  3. Nguyên liệu hô hấp → ATP → O2
  4. Nguyên liệu hô hấp → đường phân → chu trình crep → NADH → ATP

Câu 11: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là:

  1. Không bào
  2. Ti thể
  3. Trung thể
  4. Lạp thể

Câu 12: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  1. Ti thể.
  2. Tế bào chất.
  3. Lục lạp.
  4. Nhân.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

B

C

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

C

B

Câu

11

12

Đáp án

B

B

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 12: Hô hấp ở thực vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 12: Hô hấp ở thực vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm