Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) được VnDoc.com biên soạn và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

II. Các nhân tố bên ngoài

Nhiều nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng…

1. Thức ăn

- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người.

- Ví dụ:

+ Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh.

+ Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.

⇒ Do đó cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

2. Nhiệt độ

- Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

- Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, nhất là động vật biến nhiệt.

3. Ánh sáng

- Ánh sánh ảnh hưởng đến sinh trưởng vì:

+ Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể.

+ Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi hình thành xương.

* Riêng đối với người, còn có rất nhiều tác nhân như ma túy, rượu, thuốc lá… có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ sơ sinh.

III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người

1. Cải tạo giống

- Áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi… để tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi với các điều kiện địa phương.

+ Chọn lọc nhân tạo: khi nuôi động vật, người ta chọn những con khỏe mạnh, lớn nhanh để làm giống.

+ Lai giống giữa lợn, bò… địa phương với các giống nhập ngoại tạo ra những giống mới lớn nhanh, to khỏe.

2. Cải thiện môi trường sống của động vật

- Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tăng năng suất vật nuôi.

- Biện pháp: áp dụng các chế độ ăn thích hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau, kết hợp vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh…

3. Cải thiện chất lượng dân số

- Mục tiêu: tăng chiều cao, cân nặng, không mắc dị tật… nhằm cải thiện chất lượng dân số.

- Biện pháp: Nâng cao chất lượng đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích (ma túy, thuốc lá, rượu bia…), phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm ô nhiễm môi trường…

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo). Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 11

    Xem thêm