Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều bài 22
Lý thuyết Sinh học 11 bài 22: Sinh sản ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11 sách Cánh diều.
Bài: Sinh sản ở động vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 bài 22
I. Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính ở động vật giúp tăng nhanh số lượng cá thể, cá thể mới duy trì được đặc điểm của cá thể ban đầu. Tuy nhiên, loài có độ đa dạng di truyền thấp. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật bao gồm: phân đôi (ví dụ: hải quỳ, giun dẹp....), nảy chồi (ví dụ: bọt biển, ruột khoang,...), phân mảnh (ví dụ: sao biển, giun dẹp,...), sinh sản (vi dụ: ong, rệp, kiến, cá mập đầu búa,...).
II. Sinh sản hữu tính
1. Các hình thức sinh sản hữu tính
- Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật được phân loại dựa vào hình thức thụ tinh hoặc hình thức sinh (đẻ).
* Hình thức thụ tinh: Tuỳ theo vị trí thụ tinh xảy ra bên trong hay bên ngoài cơ thể, thụ tinh gồm hai hình thức là thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.
- Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái, có ở đa số động vật ở nước (cả, ếch,...).
- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái, phổ biến ở động vật trên cạn như côn trùng, bò sát, chim, thú.
* Hình thức sinh (đẻ): gồm đẻ trứng, đẻ trứng thai (noãn thai sinh) và đẻ con.
- Đẻ trứng: Hình thức này có ở cả loài thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Với loài thụ tinh trong, trứng được thụ tinh trước khi được đẻ ra ngoài. Phối phát triển nhờ chất dự trữ cỏ ở noãn hoàng.
- Đẻ trứng thai: Hình thức này có ở loài thụ tinh trong. Sau thụ tinh, phôi phát triển thành con ở trong trứng trước khi được mẹ đẻ ra ngoài.
- Đẻ con: Hình thức này có ở loài thụ tinh trong. Phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhân từ cơ thể mẹ.
2. Quá trình sinh sản hữu tính
Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật bao gồm bốn giai đoạn:
(1) hình thành trứng, tinh trùng;
(2) thụ tinh tạo thành hợp tử;
(3) phát triển phôi thai;
(4) đẻ.
Hình thành trứng, tinh trùng
- Buồng trứng sản xuất trứng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Thông qua quá trình nguyên phân và giảm phân, trứng và tinh trùng được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Thụ tinh tạo hợp tử
- Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
- Tinh trùng di chuyển vào tử cung, rồi vào ống dẫn trứng. Trong quá trình di chuyển, nhiều tinh trùng bị chết, chỉ còn khoảng vài trăm tinh trùng tiếp xúc được với trứng. Sự thụ tinh xảy ra trong ống dẫn trứng (ở vị trí 1/3 ống dẫn trứng kể từ vòi trứng). Nhân trứng và nhân tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Phát triển phôi thai
Hợp tử phân chia tạo thành phôi. Ở những loài đẻ con, phôi phát triển thành thai.
Đẻ
Khi đủ thời gian phát triển, trứng (đối với loài đẻ trứng), hoặc thai (đối với loài đẻ con) sẽ được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ.
III. Điều hòa sinh sản
Quá trình sinh sản ở cơ thể động vật được điều hòa bởi hệ thần kinh, thể dịch (hormone) và các yếu tố môi trường. Hiểu biết về cơ chế điều hòa sinh sản giúp điều hòa sinh sản ở người và điều khiển sinh sản ở động vật.
1. Cơ chế điều hòa sinh sản
- Tác động của hệ thần kinh và hormone
- Tác động của yếu tố môi trường
2. Điều khiển sinh sản ở động vật
Trong chăn nuôi, dựa trên cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật, con người có thể điều khiển số con, số trứng và giới tính của vật nuôi. Bên cạnh đó, các kĩ thuật điều khiển sinh sản còn góp phần vào các nghiên cứu bảo tồn động vật, đảm bảo đa dạng sinh học. Một số biện pháp được sử dụng như:
- Thụ tinh nhân tạo giúp làm tăng hiệu quả thụ tinh. V
- Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp để làm tăng sản sinh tinh trùng, kích thích trứng chín, rụng nhiều trứng cùng một lúc hoặc tăng hiệu quả thụ thai.
- Thay đổi thời gian chiếu sáng, nhiệt độ theo chu kì sinh sản của con vật.
- Xử lí nhiệt độ hoặc chọn lọc tinh trùng để điều khiển giới tính con vật.
- Thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy phôi: Trứng và tinh trùng được cho kết hợp với nhau trong ống nghiệm, phôi được nuôi đến một giai đoạn phát triển nhất định rồi cấy vào tử cung của con cái. Thụ tinh trong ống nghiệm đã thực hiện thành công trên nhiều loài động vật như bò, thỏ, dê, cừu, chó.... và cả trên người.
- Các biện pháp này có thể được phối hợp với nhau tuỳ theo mục đích trong chăn nuôi.
3. Điều hòa sinh sản ở người
- Sinh đẻ có kế hoạch là việc thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Sử dụng biện pháp tránh thai giúp sinh để chủ động, thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Các biện pháp tránh thai thường được sử dụng gồm: ức chế quá trình chín và rụng trứng, hoặc ngăn cản tinh trùng gặp trứng hoặc ngăn cản sự làm tổ của phôi trong tử cung.
- Kĩ thuật hỗ trợ sinh sản là liệu pháp điều trị vô sinh hoặc hiếm muộn. Các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có thể được xếp thành các nhóm sau: kĩ thuật thu nhận giao tử, chuẩn bị giao tử, hỗ trợ thụ tinh, nuôi phôi, cấy chuyển phôi. Bên cạnh đó, còn có kĩ thuật bảo quản phôi và các giao tử. Trong đó, các kĩ thuật thường được sử dụng là IUI (bơm tinh trùng vào tử cung), IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) và ICSI (bơm tinh trùng vào bào tương trứng)
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 bài 22
>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều bài 23
Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 22: Sinh sản ở động vật sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức và Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.