Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 24: Ứng động

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 24: Ứng động được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 24

I/ Khái niệm ứng động

- Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.

+ Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa tulip nở vào buổi sáng và khép lại lúc chạng vạng tối.

- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ quan

+ Ví dụ: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì cơ quan uốn cong xuống (hoa nở) và ngược lại (hoa đóng).

- Tùy thuộc vào các tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, hóa ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, thủy ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương…

II/ Các kiểu ứng động

1/ Ứng động sinh trưởng

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa…) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…).

a) Quang ứng động

- Ứng động nở hoa: Hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối.

- Ứng động của lá: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối.

⇒ Tác nhân: ánh sáng đến từ mọi phía.

⇒ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm khác nhau.

b) Nhiệt ứng động

- Ví dụ: Hoa Tulip

+ Giảm 1oC → hoa khép lại

+ Tăng 3oC → hoa nở ra

⇒ Tác nhân: nhiệt độ môi trường

⇒ Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn → hoa nở. Ngược lại → hoa khép.

2/ Ứng động không sinh trưởng

- Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào trên cơ quan thực vật.

a) Ứng động sức trương

- Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.

+ Ví dụ: phản ứng cụp lá của cây trinh nữ → Nguyên nhân: sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.

+ Ví dụ: phản ứng đóng mở khí khổng của lá → Nguyên nhân: do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.

b) Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

- Ví dụ: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.

- Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học). Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích → Cơ chế: sóng lan truyền kích thích.

- Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích → Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.

3/ Vai trò của ứng động

- Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 24

Câu 1: Muốn củ, thân (khoai lang, khoai tây, hành tỏi) không nảy mầm phải để ở?

  1. Trong tối, nhiệt độ thấp.
  2. Ngoài sáng, nhiệt độ cao.
  3. Nơi khô, nhiệt độ cao.
  4. Trong nước, nhiệt độ thấp.

Câu 2: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm cơ bản nào?

  1. Không liên quan tới sự phân chia tế bào.
  2. Tác nhân kích thích không định hướng.
  3. Có nhiều tác nhân kích thích.
  4. Có sự vận động vô hướng.

Câu 3: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

  1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
  2. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
  3. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
  4. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 4: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

  1. Tác nhân kích thích không định hướng.
  2. Có sự vận động vô hướng.
  3. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
  4. Có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 5: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

  1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
  2. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
  3. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
  4. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hướng động và ứng động của thực vật?

  1. Sự khác nhau là ở đặc điểm tác động của các nhân tố môi trường
  2. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động
  3. Vận động hướng động là vận động có hướng, còn vận động ứng động là vận động không có hướng
  4. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin

Câu 7: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?

  1. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi
  2. Vận động hướng đất của rễ cây đậu
  3. Vận động hướng ánh sáng của cây sồi
  4. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương

Câu 8: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là

  1. Ứng động sinh trưởng
  2. Quang ứng động
  3. Ứng động không sinh trưởng
  4. Điện ứng động

Câu 9: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

  1. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông
  2. Quang ứng động và điện ứng đông
  3. Nhiệt ứng động và thủy ứng đống
  4. Ứng động tổn thương

Câu 10: Khi nói về tính ứng động của cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định
  2. Hình thức phản ứng của cây trước tá nhân kích thích không định hướng
  3. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường
  4. Hình thức phản ứng của cây không kèm theo sự sinh trưởng

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

A

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

A

B

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 24: Ứng động các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của ứng động quy trình của ứng động...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 24: Ứng động. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Chọn file muốn tải về:
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm