Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 42

I/ Khái niệm

- Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Những đặc trưng của sinh sản hữu tính:

+ Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

+ Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen.

+ Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử.

- Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:

+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.

+ Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

II/ Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

1/ Cấu tạo của hoa

- Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.

2/ Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

a/ Hình thành hạt phấn

- Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).

- Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:

+ Tế bào bé là tế bào sinh sản

+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn

b/ Hình thành túi phôi

- Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).

3/ Quá trình thụ phấn và thụ tinh

a/ Thụ phấn

- Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy, sau đó hạt phấn nảy mầm trên núm nhụy.

- Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

- Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ gió hoặc nhờ côn trùng.

b/ Thụ tinh

- Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n) khởi đầu cho phôi của cá thể mới.

- Quá trình thụ tinh diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội (3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này. Do đó quá trình thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.

4/ Quá trình hình thành hạt, quả

a/ Hình thành hạt

- Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ).

- Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm).

b/ Hình thành quả

- Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 42

Câu 1: Trứng được thụ tinh ở

  1. Bao phấn
  2. Đầu nhụy
  3. Ống phấn
  4. Túi phôi

Câu 2: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

  1. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.
  2. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
  3. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
  4. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.

Câu 3: Sinh sản hữu tính ở thực vật là

  1. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  2. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  3. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  4. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 4: Thụ tinh ở thực vật có hoa là

  1. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
  2. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
  3. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
  4. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.

Câu 5: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?

  1. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
  2. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
  3. Tế bào mẹ mang 2n, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
  4. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

Câu 6: Thụ phấn là quá trình:

  1. Vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy
  2. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng
  3. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhụy
  4. Hợp nhất giữa nhị và nhụy

Câu 7: Khi nói về giao tử đực ở thực vật có hoa, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

Từ tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành hạt phấn
Từ tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành túi phôi
Từ 1 tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành 8 hạt phấn
Từ một tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để hình thành 32 túi phôi
Mỗi thể giao tử đực có hai tế bào đơn bội

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 8: Ở cây có hoa, giao tử đực được hình thành từ tế bào mẹ

  1. Giảm phân cho 4 tiểu bao tử → 1 tiểu bao tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực
  2. Nguyên phân 2 lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào từ nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
  3. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
  4. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bảo tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực

Câu 9: Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhụy của cây khác
  2. Sự thụ phấn giữa hạt phấn với nhụy phấn của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây
  3. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với cây khác loài
  4. Sự kết hợp giữa tinh tử của cây này với trứng của cây khác

Câu 10: Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, bộ NST của các nhân gồm nhân của giao tử là n,

  1. Của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 2n
  2. Của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 4n
  3. Của nhân cực là n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n
  4. Của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n

Câu 11: Điều không đúng khi nói về hạt

  1. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành
  2. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi
  3. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ
  4. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

D

B

B

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

D

B

D

Câu

11

Đáp án

D

----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của sinh sản hữu tính ở thực vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm