Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 15: Tiêu hoá ở động vật

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 15: Tiêu hoá ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 15

I/ Tiêu hóa là gì?

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa).

II/ Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip…

- Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào.

- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa → Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa → thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất.

III/ Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.

- Túi tiêu hóa hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.

- Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó, thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.

IV/ Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa

- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.

- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa (tiêu hóa cơ học) và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa (tiêu hóa hóa học) để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 15

Câu 1: Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở

  1. Dạ dày
  2. Ruột non
  3. Thực quản
  4. Miệng

Câu 2: Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  1. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
  2. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
  3. Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  4. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

Câu 3: Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?

  1. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.
  2. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).
  3. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.
  4. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.

Câu 4: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

  1. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  2. Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  3. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  4. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 5: Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

  1. Tuyến nước bọt.
  2. Khoang miệng.
  3. Dạ dày.
  4. Thực quản.

Câu 6: Tiêu hóa là quá trình:

  1. Làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
  2. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
  3. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP
  4. Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 7: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa:

  1. Trong không bào tiêu bào
  2. Trong túi tiêu hóa
  3. Trong ống tiêu hóa
  4. Cả A và C

Câu 8: Khi nói về tiêu hóa nội bào, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào
  2. Đây là quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong ống tiêu hóa
  3. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim
  4. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa

Câu 9: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là

  1. Ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  2. Ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  3. Ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  4. Ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Câu 10: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?

  1. Protein
  2. Tinh bột chín
  3. Lipit
  4. Tinh bột sống

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

A

B

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

A

C

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 15: Tiêu hoá ở động vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc tiêu hóa ở động vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 15: Tiêu hoá ở động vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm