Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 10

I/ Ánh sáng

- Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.

1/ Cường độ ánh sáng

- Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.

- Điểm bảo hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại.

2/ Quang phổ ánh sáng

- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.

- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin; các tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat).

- Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ; buổi trưa nhiều tia xanh tím).

II/ Nồng độ CO2

- Tăng nồng độ CO2 → tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bão hòa CO2.

- Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp).

III/ Nước

- Khi cây thiếu nước từ 40% đến 60% thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.

- Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.

IV/ Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

- Nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng.

- Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu đều làm ngừng quang hợp.

+ Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp: 25o - 35oC.

+ Thực vật ngừng quang hợp ở 45o - 50oC.

V/ Nguyên tố khoáng

- Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:

+ N, P, S: tham gia tạo thành enzim quang hợp.

+ N, Mg: tham gia hình thành diệp lục.

+ K: điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.

+ Mn, Cl: liên quan đến quang phân li nước.

VI/ Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo

- Là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà hay trong phòng.

- Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh → đảm bảo cung cấp rau quả tươi ngay cả khi mùa đông.

- Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô…

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 10

Câu 1: Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là?

  1. 15- 25 độ C
  2. 25- 35 độ C
  3. 35- 45 độ C
  4. 45- 55 độ C

Câu 2: Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ

  1. H2O
  2. CO2
  3. Các chất khoáng
  4. Nitơ

Câu 3: Cường độ ánh sáng tăng thì

  1. Ngừng quang hợp
  2. Quang hợp giảm
  3. Quang hợp tăng
  4. Quang hợp đạt mức cực đại

Câu 4: Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là

  1. Xanh lục
  2. Vàng
  3. Đỏ
  4. Da cam

Câu 5: Nước ảnh hưởng đến quang hợp:

  1. Là nguyên liệu quang hợp
  2. Điều tiết khí khổng
  3. Ảnh hưởng đến quang phổ
  4. Đáp án A và B đúng

Câu 6: Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hơp là:

  1. 15C- 25C
  2. 35C- 45C
  3. 45C - 55C
  4. 25C- 35C

Câu 7: Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng?

  1. Dứa
  2. Rau muống
  3. Lúa nước
  4. Lúa mì

Câu 8: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

  1. Lớn hơn cường độ hô hấp.
  2. Cân bằng với cường độ hô hấp.
  3. Nhỏ hơn cường độ hô hấp.
  4. Lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 9: Điểm bù ánh sáng là:

  1. Cường độ ánh snasg mà tại đó cây không quang hợp
  2. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất
  3. Cường độ ánh sáng mà tịa đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  4. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất

Câu 10: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  1. Kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  2. Bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  3. Lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  4. Nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 11: Điểm bão hòa ánh sáng là:

  1. Cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
  2. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  3. Cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
  4. Cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

C

C

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

B

C

C

Câu

11

Đáp án

A

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của các nhân tố ngoại cảnh như nước, ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm