Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài: Ôn tập chương 3

Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài: Ôn tập chương 3 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

A. Lý thuyết Sinh học 11

1. Khái niệm

- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể.

- Phát triển là những biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô và cơ thể gồm: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.

Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa

Hình 1. Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa

2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

a. Các loại mô phân sinh

- Mô phân sinh đỉnh (ở ngọn thân và cành, chóp rễ).

- Mô phân sinh bên (ở phần vỏ và trụ của thân, rễ).

- Mô phân sinh lóng (ở gốc của lóng).

Vị trí các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật

Hình 2. Vị trí các loại mô phân sinh trong cơ thể thực vật

b. Sinh trưởng sơ cấp

- Là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài. Có ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

c. Sinh trưởng thứ cấp

- Là sự sinh trưởng làm cho thân và rễ to ra. Có ở cây Hai lá mầm.

- Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Sinh trường sơ cấp (a) và sinh trưởng thứ cấp (b) ở thân cây Hai lá mầm

Hình 3. Sinh trưởng sơ cấp (a) và sinh trưởng thứ cấp (b) ở thân cây Hai lá mầm

d. Hormone thực vật

- Hormone kích thích:

+ Kích thích quá trình sinh trưởng.

+ Gồm: auxin, gibberellin, cytokinin.

- Hormone ức chế:

+ Ức chế quá trình sinh trưởng, tăng quá trình lão hoá.

+ Gồm: ethylene, abscisic acid.

e. Các nhân tố chi phối sự ra hoa

- Nhân tố bên trong:

+ Di truyền: tuỳ vào giống loài, đến độ tuổi xác định thì cây sẽ ra hoa.

+ Hormone: Florigen có tác dụng kích thích sự ra hoa.

- Nhân tố bên ngoài:

+ Nhiệt độ: Xuân hoá là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.

+ Ánh sáng: Cây ra hoa phụ thuộc tương quan độ dài ngày và đêm. Gồm: cây ngày ngắn, cây ngày dài, cây trung tính.

f. Ứng dụng

Kích thích cây ra hoa trái vụ, tính tuổi cây, ...

Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Hình 4. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

a. Các giai đoạn chính

- Giai đoạn phôi: diễn ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mẹ.

- Giai đoạn hậu phôi.

b. Các hình thức phát triển

- Không qua biến thái: Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của gà.

- Biến thái hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của ếch.

- Biến thái không hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện, qua lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của châu chấu.

Các hình thức phát triển ở động vật

Hình 5. Các hình thức phát triển ở động vật

c. Các giai đoạn phát triển ở người

- Giai đoạn trước sinh: hợp tử → phôi → thai nhi.

- Giai đoạn sau sinh: sơ sinh → trẻ em → vị thành niên → trưởng thành.

d. Hormone động vật

- Động vật không xương sống bao gồm: Ecdysone, juvenile, thyroxine.

- Động vật có xương sống gồm: Hormone sinh trưởng, thyroxine, estrogen, testosterone.

e. Ứng dụng

- Trong nông nghiệp: cải tạo giống vật nuôi và môi trường sống, tiêu diệt động vật gây hại, ...

- Bảo vệ sức khoẻ con người: giáo dục về giới tính, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì, hôn nhân gia đình, biện pháp tránh thai và bệnh tật, ...

B. Bài tập minh họa

Bìa 1: Nêu các hình thức phát triển?

Hướng dẫn giải

Các hình thức phát triển

- Không qua biến thái: Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của gà.

- Biến thái hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của ếch.

- Biến thái không hoàn toàn: Ấu trùng có hình thái gần giống con trưởng thành nhưng phát triển chưa hoàn thiện, qua lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: Vòng đời của châu chấu.

Bài 2: Vì sao khi trồng mía nông dân thường dùng các biện pháp ngăn không cho cây mía ra hoa?

Hướng dẫn giải

- Cây mía khi ra hoa sẽ làm giảm lượng đường trong cây, nên ức chế sự ra hoa sẽ tăng năng suất và thu hoạch cho cây mía.

- Một số biện pháp ức chế như: Rút bước gây hạn, tăng hàm lượng phân đạm vừa phải, cắt lá ngọn.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 23

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài: Ôn tập chương 3 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 11 Kết nối tri thức Sinh học lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    😉😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 8 giờ trước
    • Bon
      Bon

      😅😅😅😅😅😅

      Thích Phản hồi 8 giờ trước
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 8 giờ trước

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm

        Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm