Sinh học 11 bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật
Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật
1/ Quy trình thực hiện
a/ Chuẩn bị
- Mẫu vật: hạt (lúa, ngô, đậu,…) đã nhú mầm.
- Dụng cụ: bình thủy tinh dung tích 1 lít, nút cao su không khoan lỗ, nút thủy tinh có khoan 2 lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ.
b/ Tiến hành
* Thí nghiệm 1:
- Lấy nút thủy tinh khoan 2 lỗ, một lỗ gắn ống thủy tinh hình chữ U, một lỗ gắn phễu thủy tinh.
- Cho 50g hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh, nút chặt bình bằng nút 2 lỗ đã chuẩn bị.
- Cho đầu ngoài ống chữ U vào ống nghiệm chứa nước vôi trong.
- Rót nước từ từ qua phễu vào bình chứa hạt.
- Sau 1,5 – 2 giờ: Quan sát hiện tượng.
* Thí nghiệm 2:
- Lấy 100g hạt mới nhú mầm, chia thành 2 phần bằng nhau.
- Đổ nước sôi vào 1 trong 2 phần.
- Cho mỗi phần đó vào 1 bình, nút chặt bình.
- Sau 1- 2 giờ, mở bình thí nghiệm, nhanh chóng đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào bình, quan sát hiện tượng.
c/ Hiện tượng
- Thí nghiệm 1: Khi nhỏ nước từ từ qua phễu vào bình thì ở ống nghiệm chứa nước vôi trong dần xuất hiện cặn vẩn.
- Thí nghiệm 2: Bình có hạt không tưới nước sôi thì lửa bị tắt ngay, bình có hạt đã tới nước sôi thì lửa vẫn cháy.
d/ Giải thích hiện tượng
- Thí nghiệm 1: do hô hấp của hạt nên khí CO2 được tích lũy trong bình, CO2 được tạo ra nặng hơn không khí nên lắng xuống đáy bình. Khi cho nước vào bình thì không khí đẩy lên cao và thoát được ra qua ống chữ U, vào ống nghiệm chứa nước vôi trong và CO2 tác dụng với nước vôi trong tạo kết tủa CaCO3 làm nước vôi bị vẩn đục.
- Thí nghiệm 2: bình chứa hạt nảy mầm không tưới nước sôi xảy ra hô hấp của hạt sử dụng khí O2 và tạo CO2 . Ngọn lửa gặp lượng lớn CO2 và không có O2 duy trì sự cháy nên bị tắt. Ngọn lửa vào bình chứa hạt đã tới nước sôi (hạt bị làm chết) sẽ vẫn cháy vì không có hô hấp, khí O2 còn lại trong bình.
2/ Kết luận:
- Quá trình nảy mầm của hạt diễn ra quá trình hô hấp sử dụng khí O2 và giải phóng khí CO2
-----------------------------------------
Với nội dung bài Sinh học 11 bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết đã cho bạn đọc thấy được về quy trình, cách thực hiện bài thực hành hô hấp ở thực vật..
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật.Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.