Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 11 bài 23: Hướng động

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 23: Hướng động được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Sinh học 11 bài 23

I/ Khái niệm hướng động

- Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

- Có 2 kiểu hướng động:

+ Hướng động dương là vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

+ Hướng động âm là vận động sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích.

II/ Các kiểu hướng động

1/ Hướng sáng

- Hướng sáng là sự sinh trưởng của thân (cành) cây hướng về phía ánh sáng.

- Tính hướng sáng của thân, cành là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng → Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại → Hướng sáng âm.

- Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích.

- Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.

2/ Hướng trọng lực (Hướng đất)

- Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.

- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.

3/ Hướng hóa

- Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.

- Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng…

- Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó…

- Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.

4/ Hướng nước

- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.

- Hướng hóa và hướng nước có vai trò giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất.

5/ Hướng tiếp xúc

- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

- Cơ sở của sự uốn cong trong tiếp xúc:

+ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan.

+ Các tế bào tại phía không được tiếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

III/ Vai trò hướng động trong đời sống thực vật

- Hướng động giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

Ví dụ: cây ở bên cửa sổ luôn vươn ra ánh sáng để nhận ánh sáng.

B/ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 23

Câu 1: Tính hướng đất là do tác động chủ yếu của hoocmon nào?

  1. Auxin
  2. Xitokinin
  3. Êtilen
  4. Giberelin

Câu 2: Vận động nào sau đây là hướng động dương?

  1. Rễ hướng tránh xa hóa chất độc hại.
  2. Ngọn cây luôn tìm về nơi có sáng để quang hợp.
  3. Ngọn cây hướng lên trên khi đặt chậu cây nằm ngang.
  4. Rễ cây luôn hướng tránh xa nguồn ánh sáng

Câu 3: Một chậu cây được di chuyển từ ngoài vườn vào trong nhà và đặt bên cửa sổ. Điều gì xảy ra sau khoảng mười ngày? Biết rằng cây được tưới nước đầy đủ và khi ở trong vườn cây mọc bình thường.

  1. Cây sẽ úa vàng và chết
  2. Cây vẫn mọc bình thường như trong vườn
  3. Cây sẽ mọc hướng về phía cửa sổ
  4. Cây mọc hướng vào trong nhà

Câu 4: Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ, được chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

  1. Chất kìm hãm sinh trưởng etilen.
  2. Kích tố sinh trưởng auxin.
  3. Kích tố sinh trưởng giberelin.
  4. Kích tố sinh trưởng xitokinin.

Câu 5: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cong xuống. Hiện tượng này được gọi là

  1. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm.
  2. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương.
  3. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm.
  4. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là hướng động?

  1. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi
  2. Vận động cụp lá của cây trinh nữ
  3. Vận động hướng sáng của cây sồi
  4. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương

Câu 7: Những phản ứng nào sau đây là biểu hiện tính hướng động ở thực vật

  1. Hiện tượng than cây quấn vào cọc để leo lên của cây đậu cô ve
  2. Hiện tượng cuốn ngọn của cây sắn dây
  3. Hiện tượng đóng mở khí khổng
  4. Hiện tượng cụp lá của cây bắt mồi
  5. Hiện tượng vươn ra ánh sáng khi chiếu sáng một phía của ngọn cây
  1. 1,2,3
  2. 1, 3, 4
  3. 1 và 5
  4. 1 và 4

Câu 8: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

  1. Nhanh, dễ nhận thấy
  2. Chậm, khó nhận thấy
  3. Nhanh, khó nhận thấy
  4. Chậm, dễ nhận thấy

Câu 9: Khi nói về các kiểu hướng động của thân cây và rễ cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Thân hướng sáng dương và hướng trọng tâm lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương
  2. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương
  3. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm
  4. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương

Câu 10: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là

  1. Hoa
  2. Thân
  3. Rễ

Câu 11: Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào?

  1. Hướng hóa
  2. Hướng tiếp xúc
  3. Hướng trọng lực
  4. Hướng sáng

Câu 12: Khi không có ánh sáng, cây non

  1. mọc vống lên và lá có màu vàng úa
  2. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ
  3. mọc vống lên và lá có màu xanh
  4. mọc bình thường và lá có màu vàng úa

Câu 13: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?

  1. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương
  2. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương
  3. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm
  4. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương

Câu 14: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:

  1. hướng sáng
  2. hướng tiếp xúc
  3. hướng trọng lực âm
  4. cả ba phương án trên

Câu 15: Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về ánh sáng là do bao nhiêu nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau?

  1. Auxin phân bố không đều ở hai phía ít hay nhiều ánh sáng
  2. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng
  3. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào
  4. Lượng auxin nhiều ức chế sự sinh trưởng của tế bào

Câu 16: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

  1. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao
  2. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây
  3. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao
  4. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất

Câu 17: Hai kiểu hướng động chính là

  1. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực)
  2. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)
  3. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)
  4. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

Câu 18: Tính cảm ứng của thực vật là khả năng

  1. nhận biết các thay đổi môi trường của thực vật
  2. phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường
  3. nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường
  4. chống lại các thay đổi của môi trường

Câu 19: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

  1. tác nhân kích thích từ một hướng
  2. sự phân giải sắc tố
  3. đóng khí khổng
  4. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic

Câu 20: Khi nói về tính hướng động của ngọn cây thì phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương
  2. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm
  3. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm
  4. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

B

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

B

A

C

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

D

A

B

B

B

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

C

A

A

-----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 11 bài 23: Hướng động các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của hướng động, quy trình của hướng động... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 20 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo giúp bạn đọc có thể luyện tập được nội dung bài hướng động. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 11 bài 23: Hướng động. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học lớp 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Giải SBT Sinh 11,Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh học lớp 11

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng