Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Sinh học 11 bài 32

Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 32: Tập tính ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 11.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học bài: Tập tính ở động vật

Câu 1: Học khôn là

A. Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự

B. Phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới

C. Từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự

D. Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới

Câu 2: Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập này. Đây là một ví dụ về hình thức học tập

A. In vết

B. Học khôn

C. Điều kiện hóa đáp ứng

D. Học ngầm

Câu 3: Tập tính quen nhờn là tập tính động vật không trả lời khi kích thích

A. Không liên tục và không gây nguy hiểm gì

B. Ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì

C. Lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì

D. Giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì

Câu 4: In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra

A. Bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau

B. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau

C. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau

D. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau

Câu 5: Hiện tượng gà con vừa chào đời, thấy đồ chơi đầu tiên liền đi theo đồ chơi là hình thức học tập

A. Học ngầm

B. Học khôn

C. In vết

D. Điều kiện hóa đáp ứng

Câu 6: Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp, đây là một ví dụ về hình thức học tập

A. Quen nhờn

B. Học khôn

C. Điều kiện hóa đáp ứng

D. Điều kiện hóa hành động

Câu 7: Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích

A. Đồng thời

B. Liên tiếp nhau

C. Trước và sau

D. Rời rạc

Câu 8: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính

A. Kiếm ăn

B. Sinh sản

C. Di cư

D. Bảo vệ lãnh thổ

Câu 9: Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết giữa

A. Các hành vi của động vật và các kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

B. Một hành vi của động vật với một phần thưởng, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

C. Một hành vi của động vật và một kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

D. Hai hành vi của động vật với nhau, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

Câu 10: Những nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập

A. In vết

B. Quen nhờn

C. Học ngầm

D. Điều kiện hóa đáp ứng

Câu 11: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học

A. Không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi

B. Lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức

C. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự

D. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ

Câu 12: Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây

  1. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha
  2. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ
  3. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ
  4. Cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn
  5. Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư
  6. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội
  7. Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc

Phương án trả lời đúng là

A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S

B. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7Đ

C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7S

D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ, 6Đ, 7S

Câu 13: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính

A. Bảo vệ lãnh thổ

B. Sinh sản

C. Di cư

D. Xã hội

Câu 14: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa

A. Những cá thể cùng loài

B. Những cá thể khác loài

C. Những cá thể cùng lứa trong loài

D. Con với bố mẹ

Câu 15: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính

A. Sinh sản

B. Di cư

C. Xã hội

D. Bảo vệ lãnh thổ

Câu 16: Ví dụ nào sau đây là kết quả của hình thức học khôn?

A. Ngỗng con mới nở biết đi theo ngỗng mẹ

B. Bật đèn và cho chó ăn (tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần) thì khi thấy đèn bật chó sẽ tiết nước bọt

C. Ngỗng con vừa mới nở ra thấy đồ chơi thì đi theo đồ chơi

D. Vượn biết kê các đồ vật để đứng lấy thức ăn

Câu 17: Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn

A. Một số ít là tập tính bẩm sinh

B. Phần lớn là tập tính học được

C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh

D. Là tập tính học được

Câu 18: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố nào sau đây?

A. Dòng nước

B. Vị trí mặt trời

C. Thành phần hóa học của đất

D. Sự thay đổi của mùa

Câu 19: Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn

A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh

B. Phần lớn là tập tính học được

C. Một số ít là tập tính bẩm sinh

D. Là tập tính học được

Câu 20: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính

A. Bảo vệ lãnh thổ

B. Sinh sản

C. Di cư

D. Kiếm ăn

Câu 21: Những nhận biết về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập

A. In vết

B. Quen nhờn

C. Học ngầm

D. Điều kiện hóa

Câu 22: Cho các ví dụ và các hình thức học tập sau

  1. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bát đũa lách cách, nó đã vội vã chạy xuống bếp
  2. Thầy giáo yêu cầu một bạn giải toán, dựa vào bài tập mẫu và kiến thức đã học, bạn ấy đã làm được bài tập đó
  3. Nếu thả một hòn đá bên cạnh con Rùa, con Rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì Rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa
  4. Một con mèo đang đói, nó chủ động lục nồi để kiếm ăn

Các hình thức học tập:

a) quen nhờn

b) học khôn

c) điều kiện hóa đáp ứng

d) điều kiện hóa hành động

Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây đúng?

A. 1- a, 2- b, 3- d, 4- c

B. 1- c, 2- b, 3- a, 4- d

C. 1- d, 2- b, b- 1, 4- c

D. 1- b, 2- c, 3- a, 4- d

Câu 23: Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiều học tập

A. In vết

B. Học khôn

C. Học ngầm

D. Điều kiện hóa

Câu 24: Ứng dụng chó bắt kẻ gian và phát hiện dấu vết tội phạm là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào?

A. Săn bắn

B. Giải trí

C. Bảo vệ mùa màng

D. An ninh quốc gia

Câu 25: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập

A. In vết

B. Quen nhờn

C. Học ngầm

D. Học khôn

Câu 26: Những cá thể nào thì có tập tính bảo vệ lãnh thổ?

A. những cá thể khác loài

B. những cá thể cùng loài

C. những sống trong cùng một khu vực

D. vật ăn thịt

Câu 27: Trong mùa sinh sản, một con chim đực có ngực đỏ thường bảo vệ lãnh thổ của chúng bằng cách tấn công những con đực khác. Thí nghiệm dùng các con chim giả có màu sắc khác nhau thì nó chỉ tấn công những con có bộ ngực đỏ. Điều này có thể do

A. Chim Robin chỉ nhận biết được màu đỏ trong số các màu tự nhiên

B. Chúng chỉ có phản ứng với những cá thể giống mình

C. Màu đỏ ở ngực chim lạ là dấu hiệu khiêu kích đối với chúng

D. Những con chim có ngực đỏ thường là những con khỏe mạnh nên được nhiều chim mái lựa

Câu 28: Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào

A. Tiện đâu đẻ đấy

B. Chúng đẻ số lượng trứng lớn để trừ hao

C. Chúng “đẻ nhờ” vào tổ chim khác

D. Chúng đẻ con

Câu 29: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính

A. sinh sản.

B. bảo vệ lãnh thổ.

C. di cư.

D. Xã hội

Câu 30: Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là:

A. Bố mẹ chúng dạy

B. Do trứng chim chủ làm chật tổ

C. Do bản năng sinh tồn của chúng

D. Chỉ có 1 số con chim non như vậy vì chúng hung hăng, ác độc

------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 32: Tập tính ở động vật. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 11, Giải bài tập Sinh học 11, Giải Vở BT Sinh Học 11, Chuyên đề Sinh học lớp 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 11

    Xem thêm