Trình bày cảm nhận về truyện cổ dân gian Em bé thông minh
Văn mẫu lớp 6: Trình bày cảm nhận về truyện cổ dân gian Em bé thông minh dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.
Cảm nhận của em về tác phẩm Em bé thông minh
Dàn ý chi tiết Cảm nhận về truyện cổ dân gian Em bé thông minh
1/ Mở bài
Giới thiệu về truyện em bé thông minh: Trong số rất nhiều những câu truyện cổ tích dân gian Việt Nam, “Em bé thông minh” là một câu chuyện có sức hấp dẫn rất riêng và thu hút được người đọc
2/ Thân bài
-Em bé thông minh biết lấy cái không xác định được để đáp lại một cái không xác định: trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” em đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”
-Em bé biết lấy điều vô lý và phi lý để giăng bẫy và vặn lại vua điều phi lý: Thật oái oăm cho lệnh của vua, trâu đực thì làm sao mà đẻ được mà cũng chẳng trâu nào đẻ được ba con trong ba năm
-Em bé biết lấy cái không thể giải thích cho những việc không thể: Trong điều kiện lạc hậu ngày ấy, chiếc kim đen không thể mài thành ba con dao
-Em có trí thông minh biết dùng mẹo để giải quyết câu đố: thử thách thông minh lần này là làm sao xâu sợi chỉ qua đường ruột của con ốc xoắn
3/ Kết bài
Ý nghĩa của truyện: trong cuộc sống lao động lam lũ và vất vả, nhân dân ta đã tưởng tượng ra một câu chuyện dí dỏm, mua vui nhưng thực tế đã thể hiện được trí thông minh của nhân dân ta.
Cảm nhận về truyện cổ dân gian Em bé thông minh
Trong số rất nhiều những câu truyện cổ tích dân gian Việt Nam, “Em bé thông minh” là một câu chuyện có sức hấp dẫn rất riêng và thu hút được người đọc. Thông qua nhân vật cậu bé thông minh, truyện đã ca ngợi trí thông minh của nhân dân ta trong cuộc sống.
Trong truyện, nhân vật chính là em bé thông minh, trí thông minh của em được trổ tài đến bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” em đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Có thể thấy em đã rất thông minh, nhanh trí, lấy cái không xác định để đáp lại một cái không xác định. Thể thức này ta có thể dễ dàng bắt gặp trong các câu truyện dân gian như: hỏi “trên đầu có bao nhiêu sợi tóc”, vặn lại “lỗ mũi có bao nhiêu cái lông”. Lần thứ hai, đó là khi vua ban cho cậu bé thông minh 3 thúng gạo nếp và ba con trâu đực, hạn cho trong vòng ba năm, ba con trâu phải đẻ thành 9 con.
Thật oái ăm cho lệnh của vua, trâu đực thì làm sao mà đẻ được mà cũng chẳng trâu nào đẻ được ba con trong ba năm. Thế nhưng lệnh vua thì ai dám chống lại. Ở tình huống này xuất hiện những điều dí dỏm và hài hước, khi cả làng đang lo thì em bé thông minh lại nghĩ ra cách xử trí rất khác người: giết hai con trâu, đem gạo nếp đồ xôi cả làng ăn, còn một con trâu đem bán lấy lộ phí hai cha con lên kinh. Rồi em tìm cách gặp được vua, em khóc than với vua rằng mẹ đã chết mà cha em không đẻ thêm được một bé nào nữa. Trước câu hỏi ngây thơ mà ngộ nghĩnh của em, vua đã phải phì cười cắt nghĩa “Bố mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được”.
Đây chính là một cái bẫy mà em bé giăng sẵn chờ vua mắc mưu để em có cớ vặn lại: “Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi 3 con trâu đực cho đẻ thành 9 con để nộp đức vua?…” Có thể thấy em đã biết dùng cái vô lý để giải thích và bác bỏ cho cái phi lí. Lần thứ ba, vua sai sứ mang một con chim sẻ tới bắt cha con em dọn thàn ba cỗ thức ăn, ngược lại em đã sai sứ mang một chiếc kim đen tâu đức vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện lạc hậu ngày ấy, chiếc kim đen không thể mài thành ba con dao. Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích cho sự việc không thể nào thực hiện được. Lần cuối cùng, em bé thông minh được đem đi so trí với sứ giả của nước láng giềng, thử thách thông minh lần này là làm sao xâu sợi chỉ qua đường ruột của con ốc xoắn. Trong khi cả bá quan văn võ, đại thần và trạng nguyên đều vô kế thì em lại ung dung hát một bài vè:
“…Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang…”
Em bé thông minh đã làm cho vị sứ giả nước láng giềng phải thán phục, và sau bốn lần trổ tài, em được phong làm Trạng nguyên.
Truyện cổ tích chứa nhiều chất dí dỏm và hài hước, trong cuộc sống lao động lam lũ và vất vả, nhân dân ta đã tưởng tượng ra một câu chuyện dí dỏm, mua vui nhưng thực tế đã thể hiện được trí thông minh của nhân dân ta.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Trình bày cảm nhận về truyện cổ dân gian Em bé thông minh cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm: