Thời Lý – Trần phật giáo rất phát triển vì Phật giáo vốn đã có từ lâu ở nước ta, nó đã đi vào và ăn sâu trong tâm tưởng của người Việt. Thời Lý – Trần có nhiều vua quan theo đạo phật do đó chùa chiền, tượng phật cũng được đầu tư và xây dựng nhiều rộng khắp cả nước.
Tuy nhiên, bước sang thời Lê Sơ, đạo phật lại không mấy phát triển mà thay vào đó là sự thịnh vượng của Nho giáo. Sở dĩ, trong thời gian này, Nho giáo phát triển là do nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của phật giáo. Do đó, Nho giáo được đà phát triển và lên nắm vị trí độc tôn lúc bấy giờ.
- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.
- Do vua, quan thời Lý, Trần nhiều người theo đạo Phật nên đã cho xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc quan trọng của đất nước.
* Đến thời Lê sơ lại không phát triển vì:
- Với việc muốn hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế mà những tư tưởng của Nho giáo lại là công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Vì vậy, Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội.
- Nhà nước phong kiến còn ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo (phá bỏ chùa triền, loại bỏ quyền lực của các nhà sư), đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu.