Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 20

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 20 trang 102: Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X-XIV.

Trả lời:

Phật giáo chiếm vị trí quan trọng vào TK X - XIV: Thời Lý – Trần Phật giáo đạt cực thịnh và trở thành quốc giáo, cả vua quan đều sùng đạo Phật.

- Nhiều nhà sư được coi trọng và tham gia bàn bạc việc nước. Tín đồ phật giáo ở mọi nơi.

- Các công trình kiến trúc mang màu sắc Phật giáo được xây dựng: Nhiều chùa chiền, đúc chuông, tô Phật, giáo lí Phật.

⇒ Do đó Phật giáo thời kì này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tâm lý, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 20 trang 103: Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ:

- Ghi tên, biểu dương các bậc Tiến sĩ – là hiền tài của đất nước, khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của họ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Khuyến khích giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục Nho học.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 20 trang 103: Đặc điểm của thơ văn các thế kỉ XI - XV.

Trả lời:

Đặc điểm của thơ văn các thế kỉ XI – XV là: Nhờ sự phát triển của giáo dục mà văn học cũng phát triển mạnh mẽ.

- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú...

⇒ Thời kì này chủ yếu là văn học chữ Hán chiếm ưu thế.

- Đến thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... Nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 20 trang 105: Quan sát các hình 39, 40,41 hãy phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.

Trả lời:

Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam là:

- Phát triển các công trình kiến trúc phật giáo như chùa, tháp, đền tiêu biểu là

Chùa Một cột, tháp Báo Thiên, Tháp chùa Phổ Minh,.. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều.

- Gồm những công trình trạm khắc mang những nét hoa văn đặc sắc như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở… cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

⇒ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt thời kỳ này phát triển đạt đến đỉnh cao.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 20 trang 105: Hãy nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê.

Trả lời:

Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân:

- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc.

- Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v...Các nghệ nhân sáng tác nhiều bản nhạc để tấu hát trong các buổi lễ hội.

- Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ở khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu...

⇒ Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, nhân dân sống vui vẻ, hạnh phúc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 20 trang 105: Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học-kĩ thuật.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Bộ Đại Việt sử kí- Lê Văn Hưu

Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư

Địa lí

Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

Quân sự

Binh thư yếu lược

Toán học

Đại thành toán pháp- Lương Thế Vinh

Lập thành toán pháp- Vũ Hưu

Kĩ thuật

Chế tạo súng thần cơ, đóng các thuyền chiến có lầu.

Thành nhà Hồ

Giải bài tập Lịch Sử 10 bài 1 trang 105: Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ.

Trả lời:

Thời kì

Đặc điểm chính về giáo dục

Thời Đinh, Tiền Lê

+ Giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

+ Giáo dục chủ yếu ở các nhà chùa do các nhà sư dạy học.

Thời Lý

+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu.

+ Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Đến năm 1076, Quốc tử giám được thành lập.

⇒ Nền giáo dục bắt đầu được coi trọng phát triển

Thời Trần

+ Giáo dục được mở rộng.

+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

Triều Hồ

+ Ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

Thời Lê sơ

+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội để lựa chọn tiến sĩ.

+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

⇒ Giáo dục phát triển mạnh mẽ, độc tôn Nho giáo.

Bài 2 trang 105 Lịch Sử 10: Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển?

Trả lời:

- Phật giáo phát triển thời Lý – Trần vì:

• Phật giáo được truyền bá vào nước ta từ rất sớm.

• Những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với truyền thống của người Việt nên được tiếp thu và phổ biến rộng rãi, dần dần có ảnh hưởng kín trong xã hội.

• Phù hợp với hoàn cảnh đất nước: Đất nước mới giành được độc lập nền quân chủ chưa thực sự vững chắc do đó để thu phục nhân tâm sử dụng đức trị là phù hợp – những tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng yêu hòa bình, sống yên ổn không màng danh lợi… có tác dụng lớn trong việc trị quốc.

- Phật giáo thời Lê sơ không phát triển vì:

Đất nước ổn định, cần người tài giúp việc nước nên giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục Nho học.

Để phát triển Nho giáo, nhà nước ban hành các chính sách hạn chế sự phát triển của Phật giáo.

⇒ Nho giáo trở thành tôn giáo độc tôn các tư tưởng nho giáo trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến, Phật giáo mất dần vị thế.

Bài 3 trang 105 Lịch Sử 10: Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI - XV.

Trả lời:

Những thành tựu văn học: Nhờ sự phát triển của giáo dục mà văn học cũng phát triển mạnh mẽ.

- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú...

⇒ Thời kì này chủ yếu là văn học chữ Hán chiếm ưu thế.

- Đến thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... Nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

Thành tựu về nghệ thuật:

- Kiến trúc – điêu khắc: Phát triển đạt đến đỉnh cao

• Phát triển các công trình kiến trúc phật giáo như chùa, tháp, đền tiêu biểu là

Chùa Một cột, tháp Báo Thiên, Tháp chùa Phổ Minh,.. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều.

• Gồm những công trình trạm khắc mang những nét hoa văn đặc sắc như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở… cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc.

- Âm nhạc, ca múa phát triển được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ở khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu...

⇒ Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, nhân dân sống vui vẻ, hạnh phúc.

Đánh giá bài viết
1 315
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất

    Xem thêm