Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 16

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (Tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 16 trang 83

Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân trong thời Bắc thuộc?

Trả lời:

Nhận xét các cuộc đấu tranh của nhân dân trong thời Bắc thuộc:

- Thời gian: Nổ ra sớm và liên tục.

- Đại bàn: Nhiều nơi trên phạm vi cả nước với địa bàn rộng lớn.

- Lực lượng: Đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng.

- Hạn chế: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, quy mô từng cuộc khởi nghĩa nhỏ, chưa có sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 16 trang 86

Hãy nêu những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

Trả lời:

Những nét chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Thời gian: năm 40.

- Lãnh đạo: Trưng Trắc, Trưng Nhị và một số nữ tướng.

- Địa bàn: Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây).

- Kết quả: Thu được một số thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ở Mê Linh. Nhưng sau đó trước sự tấn công của Mã Viện (nhà Hán) cuộc khởi nghĩa thất bại.

2. Khởi nghĩa Lý Bí

- Lãnh đạo: Lý Bí

- Địa bàn: Các châu thuộc miền Bắc nước ta.

- Kết quả: Thành lập được nhà nước Vạn Xuân nhưng sau đó nhà nước Vạn Xuân sụp đổ. Khởi nghĩa thất bại.

3. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

- Thời gian: 905 - 938

- Kết quả:

• Năm 905, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, dành quyền tự chủ (giành chức Tiết độ sứ).

• Năm 907, Khúc Hạo lên thay thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.

- Ý nghĩa: Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường giành độc lập tự chủ; đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

4. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Diễn biến: Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.

- Ý nghĩa: Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước; Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc; Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Bài 1 trang 86 sgk Lịch Sử 10

Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa việc thành lập nước Vạn Xuân:

- Thể hiện ý chí tự chủ, tự cường của dân tộc, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính của Trung Quốc.

- Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.

Bài 2 trang 86 sgk Lịch Sử 10

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi:

• Nhờ sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền với nghệ thuật quân sự độc đáo.

• Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

- Ý nghĩa:

• Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

• Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

• Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

Bài 3 trang 86 sgk Lịch Sử 10

Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Trả lời:

- Tính liên tục:

• Từ khi chính quyền phương Bắc đô hộ nước ta, nhân dân ta đã liên tiếp đấu tranh, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.

• Thế kỉ II đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (157, 178 – 181); dưới triều Đường cai trị, đã có 5 cuộc khởi nghĩa lớn của Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 -791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820), khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Tính rộng lớn: Các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam...

Bài 4 trang 86 sgk Lịch Sử 10

Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc:

- Hai Bà Trưng: Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

- Lý Bí: Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc thành lập nhà nước Vạn Xuân.

- Triệu Quang Phục: Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Khúc Thừa Dụ: Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Ngô Quyền: Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...

Đánh giá bài viết
2 446
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất

    Xem thêm