Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 14

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 trang 76

Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?

Trả lời:

Cư dân Phùng Nguyên

Cư dân Đông Sơn

Công cụ

Đá và đồng (Bắt đầu được sử dụng với số lượng ít).

Đồng thau (sử dụng phổ biến) và sắt (Bắt đầu sử dụng).

Phương thức

Nông nghiệp trồng lúa nước, làm gốm bằng bàn xoay, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc.

Nghề nông phát triển, dùng sức kéo trâu bò, săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công

Xuất hiện sự phân công lao động trong nông nghiệp và TCN.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 trang 76

Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì?

Trả lời:

Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là:

- Sự chuyển biến của công cụ lao động dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước.

- Sự chuyển biến xã hội: Có sự phân hoá giàu và nghèo, sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) thay vào đó các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Nhu cầu trị thủy để phục vụ nông nghiệp.

- Yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra.

⇒ Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 trang 76

Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

Trả lời:

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

- Đời sống vật chất:

• Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

• Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Thường ngày nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.

- Đời sống tinh thần:

• Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

• Hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay; lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 trang 78

Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Sự hình thành của quốc gia cổ Cham-pa:

- Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay. Đã hình thành quốc gia cổ Cham-pa.

- Thời Bắc thuộc, nhà Hán đặt tên vùng này là Tượng Lâm (vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay). Đến cuối thế kỉ II, Khu Liên đã hô hào nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, thành lập nước là Lâm Ấp về sau đổi tên nước là Cham-pa.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 trang 78

Tóm tắt tình hình văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

Trả lời:

- Chữ viết: Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

- Tôn giáo: Hinđu giáo và Phật giáo.

- Kiến trúc – điêu khắc: Do đó nhiều công trình kiến trúc – điêu khắc mang màu sắc Hinđu giáo và Phật giáo được xây dựng như đền, chùa Hinđu giáo và Phật giáo, tượng thần Hinđu giáo, tượng Phật.

- Nghệ thuật: Âm nhạc, múa rất thịnh hành trong xã hội người Chăm.

- Tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hoả táng người chết.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 trang 79

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam.

Trả lời:

Sự hình thành quốc gia cổ Phù Nam:

- Cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm, trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền văn hoá Óc Eo.

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào thế kỉ thứ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III — V.

Bài 1 trang 79 sgk Lịch Sử 10

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang –Âu Lạc.

Trả lời:

Quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc:

- Sự chuyển biến của công cụ lao động dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước.

- Sự chuyển biến xã hội: Có sự phân hoá giàu và nghèo, sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) thay vào đó các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Nhu cầu trị thủy để phục vụ nông nghiệp.

- Yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra.

⇒ Trên cơ sở phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, quốc gia Văn Lang - Âu Lạc đã được hình thành.

Bài 2 trang 79 sgk Lịch Sử 10

Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

Trả lời:

Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

- Kinh tế:

• Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò, họ đã biết sử dụng guồng trong sản xuất.

• Ngoài ra các nghề thủ công, nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển, đặc biệt là kỹ thuật xây tháp đạt đến trình độ cao.

- Văn hoá:

• Chữ viết: Từ thế kỉ IV, sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

• Tôn giáo: Hindu giáo và Phật giáo.

• Tập tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.

- Xã hội: Gồm có các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì. Trong đó nông dân chiếm số đông.

Bài 3 trang 79 sgk Lịch Sử 10

Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Phù Nam.

Trả lời:

Những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội quốc gia Phù Nam:

- Kinh tế:

Sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá, buôn bán.

Ngoại thương đường biển rất phát triển.

- Văn hóa: Ở nhà sàn; Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín; Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

- Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.

Bài 4 trang 79 sgk Lịch Sử 10

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp – Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì?

Trả lời:

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Âp - Cham-pa và cư dân Phù Nam:

* Giống nhau:

- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Khác nhau:

* Khác nhau:

Kinh tế

Văn hóa – Tín ngưỡng

Văn Lang – Âu Lạc

Nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.

Cham – pa

Phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp

Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

Phù Nam

Nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau: Địa lý lớp 10, Ngữ văn lớp 10...

Đánh giá bài viết
1 666
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất

    Xem thêm