Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 10
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 10 trang 56
Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?
Trả lời:
- Khi tràn vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma người Giéc-man đã:
• Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ thành lập vương triều mới của họ.
• Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho nhau.
• Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc của người Giéc-man cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước... tạo nên đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
• Từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình, tiếp thu Ki-tô giáo.
- Tác động:
• Người Giéc-man có nhiều ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
• Còn nô lệ và nông dân biến thành giai cấp nông nô lệ thuộc vào lãnh chúa.
⇒ Hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 10 trang 58
Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.
Trả lời:
- Lãnh địa phong kiến: Là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:
• Như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh.
• Bên trong có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại… Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy…
- Cuộc sống của lãnh chúa: Nhàn rỗi, xa hoa
• Không bao giờ phải lao động.
• Suốt ngày luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa, tổ chức tiệc tùng trong lâu đài nguy nga.
• Họ sống sung sướng trên sự bóc lột sức lao động của nông nô.
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 10 trang 59
Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì?
Trả lời:
Sự xuất hiện của thành thị trung đại:
- Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá.
• Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
• Thủ công nghiệp quá trình chuyên môn hoá diễn ra mạnh mẽ. Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông ... để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá.
⇒ Từ đó, các thành thị ra đời. Ngoài ra còn có một số thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được khôi phục từ những đô thị cổ đại.
- Cư dân trong thành thị chủ yếu gồm những thợ thủ công làm những nghề: rèn, mộc, làm đồ gốm, đồ da,..và thương nhân. Hoạt động kinh tế chủ yếu là làm thủ công và buôn bán.
Bài 1 trang 59 sgk Lịch Sử 10
Các tầng lớp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào?
Trả lời:
- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
- Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
⇒ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.
Bài 2 trang 59 sgk Lịch Sử 10
Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?
Trả lời:
- Lãnh địa phong kiến: Là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:
• Như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh.
• Bên trong có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại… Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy…
- Đời sống kinh tế trong các lãnh địa:
• Nông nô là bộ phận lao động chính trong lãnh địa họ nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.
• Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
- Đời sống chính trị trong lãnh địa:
Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...
Bài 3 trang 59 sgk Lịch Sử 10
Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại châu Âu.
Trả lời:
Nguồn gốc thành thị trung đại:
- Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá.
• Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
• Thủ công nghiệp quá trình chuyên môn hoá diễn ra mạnh mẽ. Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông ... để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá.
⇒ Từ đó, các thành thị ra đời. Ngoài ra còn có một số thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được khôi phục từ những đô thị cổ đại.
Vai trò:
• Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển.
• Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu học tập tại các mục Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...