Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10

Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ

Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?

4
4 Câu trả lời
  • Mỡ
    Mỡ

    * Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:

    - Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).

    - Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

    - Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.

    * Vị trí của Vương triều Mô-gôn:

    - Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.

    - Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.

    - Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.

    Trả lời hay
    6 Trả lời 04/08/21
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      - Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:

      + Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

      + Đạo Hồi được truyền bá vào Ấn Độ, từ đó có ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

      - Vị trí của Vương triều Mô-gôn:

      + Những chính sách dưới thời vua A-cơ-ba giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thình vượng.

      + Ghi dấu với hai công trình kiến trúc lớn và tuyệt đẹp: Thành Đỏ và lăng Ta-giơ-Ma-han.

      Trả lời hay
      6 Trả lời 04/08/21
      • Xucxich14
        Xucxich14

        Vương triều hồi giáo Đê – li:

        Trong 300 năm tồn tại và phát triển, vương triều hồi giáo Đê- li đã truyền bá, áp đặt đạo Hồi vào những cư dân theo Phật giáo và Hin – đu giáo.

        Một yếu tố văn hóa mới – văn hóa Hồi giáo – cũng được du nhập vào Ấn Độ, vốn đã có nền văn hóa phong phú và đa dạng.

        Ở Ấn Độ có sự giao lưu giữa hai nền văn hóa đó là nền văn hóa truyền thống Ấn Độ Hin – đu và Hồi giáo A – rập. Từ đó bắt đầu có sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

        Điều không kém phần quan trọng nữa là thời vương triều hồi giáo Đê – li cũng là thời mà đạo hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
        Vương triều Mô – gôn:

        Vương triều Mô – gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ nhưng không phải suy yếu và tan rã.

        Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ tiến lên một bước phát triển mới, nhất là dưới thời A – cơ – ba.
        Những chính sách của A – cơ – ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

        Trả lời hay
        1 Trả lời 04/08/21
        • Captain
          Captain

          Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ:

          - Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 - 1526) tồn tại và phát triển hơn 300 năm có vai trò lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Nhờ vậy mà đạo Hồi được du nhập và trở nên phổ biến, phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ.

          - Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là với giai đoạn trị vì của A-cơ – ba đã thực hiện một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu rực rỡ. Nhiều công trình kiến trúc trở thành di sản văn hóa bất hủ của nhân loại như: Lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu dàu Thành Đỏ (La Ki-la),..

          Trả lời hay
          1 Trả lời 04/08/21

          Lịch Sử

          Xem thêm